Cấu trúc không gian thơ Cao Gia An, S.J. (phê bình) – Mai Văn Phấn
Cấu
trúc không gian thơ Cao Gia An, S.J.
Nhà thơ Cao Gia An,
S.J.
Mai Văn Phấn
"Phúc thay ai có tâm hồn trong
sạch,
vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa"
(Phúc Âm theo Thánh Mát-thêu 5, 8)
Khoảng
một thập niên gần đây, nhà thơ Cao Gia An, S.J.,
một tác giả Công giáo đã khẳng định vị thế của mình trên văn đàn Việt Nam với
phong cách sáng tác đậm chất chiêm niệm và suy tư thần học. Thơ của Ngài tỏa
sáng bởi đức tin Thiên Chúa, kiến tạo một không gian nghệ thuật độc đáo, nơi
hội tụ giữa tâm linh và nhân sinh, giữa nghệ thuật ngôn từ và những khát vọng
cứu rỗi. Không gian ấy mang đậm tính biểu tượng, mở ra hành trình nội tâm phong
phú và sự tương giao thiêng liêng giữa con người với Thiên Chúa. Những hình ảnh
trụ cột trong không gian thơ được tác giả sử dụng tựa những giềng mối biểu đạt,
tạo nền tảng cho hệ hình thẩm mỹ, đồng thời gợi lên sự thiêng liêng và gần gũi.
Dựa trên các tập thơ tiêu biểu như: "Về núi thánh" (Nxb. Tổng hợp TP.
Hồ Chí Minh, 2014), "Mùa cứu rỗi" (Nxb. Hồng Đức, 2020), "Tình
thơ trên phận người" (Nxb. Hồng Đức, 2020), bài viết này sẽ đi sâu khám
phá cấu trúc không gian thơ của Cao Gia An, S.J. Qua đó, chúng tôi làm sáng tỏ
thêm những chiều kích tinh thần và hệ thẩm mỹ độc đáo, góp phần định vị vai trò
của nhà thơ trong tiến trình phát triển của văn học Công giáo Việt Nam đương
đại.
Cấu
trúc không gian thơ là một phạm trù thẩm mỹ quan trọng, phản ánh cách nhà thơ
kiến tạo và biểu đạt những chiều kích không gian trong tác phẩm. Không gian thơ
được hiểu là một hệ thống biểu tượng, nơi tư tưởng, cảm xúc và thế giới quan
của tác giả được mã hóa và truyền tải. Trong mối quan hệ với thời gian và ngôn
ngữ, không gian thơ mở ra một trường nghĩa đa tầng, gợi liên tưởng và khám phá
chiều sâu nội tâm. Yếu tố này đóng vai trò then chốt, giúp thơ ca vượt qua giới
hạn mô phỏng, trở thành một sinh thể nghệ thuật.
1.
Không gian trần thế hòa nhập trong không gian thiêng
Cấu
trúc không gian thơ Cao Gia An, S.J. kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và đời
sống tinh thần, mang đến chiều sâu tư tưởng và cảm xúc. Những hình ảnh cụ thể
như núi, sông, biển, bầu trời... là biểu tượng của sự vững chãi, chảy trôi và
sự vĩnh hằng, đồng thời là phương tiện để nhà thơ diễn tả sự thiêng liêng và vĩnh
cửu của Đấng-Tạo-Hóa. Thiên nhiên trong thơ Cao Gia An, S.J. vượt qua ranh giới
của sự tái hiện thông thường để trở thành dấu chỉ hiện diện và ân sủng của
Thiên Chúa.
"Xin
cho đời con như núi
Bám
vào đất mẹ vững vàng
Trung
trinh ngàn năm đá cuội
Hướng
về trời rộng thênh thang"
(Về
nguồn);
"Giữa
lòng biển rộng thênh thang
Đời
con tan loãng dịu dàng nguyên trinh"
(Đời
người đời sông)
Ngọn
núi tượng trưng cho sự bền vững, không chỉ nói lên mối gắn kết giữa con người
và cội nguồn mà còn thể hiện khát vọng sống trung thành và bền bỉ trước thử
thách. Bầu trời gợi chiều kích siêu hình, nơi con người vươn tới Thiên Chúa với
niềm tin trọn vẹn. Và đại dương, trở thành biểu tượng của lòng thương xót và ân
sủng, nơi con người hòa mình trong sự dịu dàng và nguyên trinh của Đấng-Tạo-Hóa.
Những hình ảnh trên kết nối thành không gian thiêng liêng, nơi thiên nhiên được
nâng lên thành biểu tượng thần học. Nhà thơ giúp người đọc nhận ra sự hiện diện
bao trùm của Thiên Chúa trong từng hơi thở của tạo vật, mở ra hành trình tâm
linh và mời gọi con người sống trong niềm tín thác vĩnh hằng.
Cùng
với cảnh giới thiên nhiên, không gian thế tục trong thơ Cao Gia An, S.J. cũng
đóng vai trò quan trọng. Những cảnh vật quen thuộc như nhà thờ, đường làng,
dòng suối hay những góc nhỏ đời sống được nhà thơ phác họa giản dị mà giàu ý
nghĩa. Đây là không gian nơi con người hòa mình vào nhịp sống đời thường, trong
sự hiện diện của Thiên Chúa, đối diện với chính mình và tìm kiếm sự bình an.
Nơi đây tạo ra nhịp cầu kết nối giữa cuộc sống trần thế và hành trình tâm linh,
nơi những điều nhỏ bé, bình dị trở thành giá trị thiêng liêng.
"Con
biết phận con là bụi đất
cần
được dưỡng nuôi từ ruộng đất hoa màu
đời
nhọc nhằn sớm tối cần lao
là
cùng Chúa con làm nên sự sống"
(Lời
kinh của người thợ già)
Từ
những điều bình dị như bụi đất, ruộng nương, hoa màu, bài thơ khơi mở nhận thức
về mối tương quan giữa con người và Thiên Chúa vĩnh cửu. Nhờ cần cù lao động,
con người không chỉ tạo nên sự sống vật chất mà còn góp phần vào công trình
sáng tạo của Thiên Chúa. Chính sự hòa quyện này nâng những giá trị bình dị của
đời sống lên thành biểu tượng cao cả về ý nghĩa và ơn gọi của kiếp người.
Thơ
của Cao Gia An, S.J. là một hành trình khám phá những chiều kích sâu thẳm của
tâm linh, nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa qua không gian thiêng liêng và đời
sống nội tâm đầy thử thách.
"Lạy
Chúa, tình con sẽ vẹn tuyền
Nhờ
Ngài trân giữ mối thiên duyên
Chúa
khoác trong con như bảo chứng
Tấm
áo dòng đen thẫm trinh nguyên
Cùng
Chúa con đi giữa đời thường
Cho
tình yêu tỏa khắp muôn phương
Gieo
muối gieo men vào cuộc thế
Ươm
nồng lòng hoài nhớ Thiên Hương"
(Những
sắc màu đời con)
Thơ Cao
Gia An, S.J. là lời cầu nguyện, sự dâng hiến, là bản tuyên ngôn của đời sống
đức tin. Nhà thơ khơi gợi cảm thức về sự hiện diện của Chúa trong từng khoảnh
khắc. Đó là lời mời gọi bạn đọc tham gia vào sứ mạng gieo trồng tình yêu và
lòng thương xót khắp nhân gian. Đặc sắc của thơ Cao Gia An, S.J. nằm ở sự hòa
quyện giữa chiều kích cá nhân và cộng đồng. Hành trình nội tâm mà nhà thơ mô tả
không chỉ dừng lại ở sự gặp gỡ Thiên Chúa trong lòng mình, mà còn là lời thúc
giục gieo mầm tình yêu ấy ra khắp thế giới.
"Tự
nhiên yêu những con người
Yêu
tiếng nói, yêu giọng cười hồn nhiên
Yêu
giọt nước mắt lụy phiền
Yêu
đời nặng những truân chuyên nhọc nhằn
Yêu
gương mặt đẫm nếp nhăn
Yêu
đời gấp những vệt hằn đau thương
Yêu
lòng người đẹp kiên cường
Để
là người giữa nhiễu nhương cuộc trần"
(Yêu)
Đó
hành trình nội tâm, khởi nguồn từ sự gặp gỡ với Thiên Chúa trong tâm hồn, mở ra
tình yêu rộng lớn và tràn đầy cảm xúc đối với thế giới xung quanh. Tình yêu ấy
hiện diện trong từng chi tiết bình dị và đầy tính nhân văn; là sự đồng cảm,
chấp nhận và tôn trọng sự khó khăn, truân chuyên của đời sống. Đoạn thơ trên
như lời nhắn nhủ: tình yêu không chỉ cảm nhận, mà phải được chia sẻ, gieo mầm
vào thế gian, để con người có thể sống trọn vẹn ý nghĩa nhất.
Thơ Cao
Gia An, S.J. luôn trình hiện những hành trình sống động, biểu trưng cho sự đấu
tranh nội tâm của con người. Trên hành trình ấy, thơ Ngài khơi gợi niềm hy
vọng, mời gọi con người không ngừng tiến bước, dù trong những khoảnh khắc yếu
lòng. Nhà thơ mô tả con đường tâm linh như hành trình gian nan, sự hiệp hành
của Thiên Chúa, Đấng luôn hiện diện, dẫn dắt con người vượt qua thử thách để
tìm thấy sự sống đời đời. Không gian tâm linh trong thơ Cao Gia An, S.J. là nơi
gặp gỡ của sự thiêng liêng và hành trình nội tâm từ hữu hạn đến niềm an ủi vĩnh
cửu trong Chúa.
2.
Giấc mơ và những điều huyền nhiệm
Trong
thơ Cao Gia An, S.J., giấc mơ và những điều huyền nhiệm không chỉ là những yếu
tố kỳ bí mà còn là những phương tiện để nhà thơ khai mở không gian tâm linh,
khơi dậy những suy tư sâu lắng về con người, cuộc sống và đức tin. Thông qua
những giấc mơ, nhà thơ vẽ ra một thế giới nơi thực và mộng giao thoa, tạo nên
một khung cảnh đầy ẩn dụ và giàu ý nghĩa. Giấc mơ trong thơ của Cao Gia An,
S.J. là những dấu chỉ từ cõi thánh linh, những thông điệp được gửi gắm từ Thiên
Chúa; đồng thời, cũng là không gian để tâm hồn lắng đọng, để đón nhận và chiêm
nghiệm những chân lý, những huyền nhiệm vượt lên qua giới hạn của thế giới vật
chất. Những giấc mơ ấy có thể dẫn dắt con người đến một chân trời mới, nơi sự
thật không còn bị giới hạn trong nhận thức của con người, mà được mở ra vô tận.
"Khi
cánh cửa đường đời con sập đóng
con
một mình, và bóng tối vây quanh
giấc
mơ con vụn vỡ tan tành
Ngài
muốn con làm gì, lạy Chúa?..."
(Những
cánh cửa cuộc đời)
Đó
là khoảnh khắc tâm linh bế tắc, khi ước mơ vỡ vụn và bóng tối bao trùm, nhưng
cũng là lúc người con khát khao tìm kiếm sự dẫn dắt của Thiên Chúa. Câu hỏi "Ngài
muốn con làm gì, lạy Chúa?" mở ra một hành trình mới, nơi giấc mơ và
đức tin giúp con người vượt qua giới hạn của nhận thức, hướng tới một không vực
vô hạn và khám phá những chiều sâu chưa được biết đến. Đây là bước chuyển từ
khổ đau sang khai minh, từ bóng tối ra ánh sáng.
Những
điều huyền nhiệm trong thơ Cao Gia An, S.J. không chỉ là những biểu tượng siêu
nhiên, mà là những khát vọng vô biên về sự cứu rỗi, sự hòa nhập với đức tin
Thiên Chúa. Tác giả khắc họa giấc mộng để thẩm thấu sâu hơn những giá trị tâm
linh, như một cách truyền tải sự mầu nhiệm của đức tin qua những trải nghiệm
không thể lý giải bằng lý trí thông thường.
"Như
huyền nhiệm cuộc đời
Từ
khởi nguyên đến tận cùng viên mãn
Hội
tụ và tan loãng
Nơi
ngọn nguồn ánh sáng bao dung"
(Trăng
Cardone);
"Con
trở về. Thân tàn, đời dang dở
Xin
được dìm mình
trong
nguồn nước tái sinh
Giữa
lòng Cha là bể rộng ân tình
Con
no thỏa tình trời cao huyền nhiệm."
(Về)
Đời
sống được tiếp nối tựa những chu kỳ vô hạn, nơi vạn vật được hội tụ và tan biến
trong ánh sáng bao dung của Thiên Chúa. Hành trình này là sự tái sinh và hòa
nhập vào tình yêu vĩnh hằng của Đức Chúa Cha, nơi con người được thanh tẩy,
nuôi dưỡng, sống trong thần khí và cảm nhận sự viên mãn của đức tin, vượt qua
mọi đau khổ để tìm thấy sự an yên trong mầu nhiệm của Thượng Đế. Cấu trúc thơ của
Cao Gia An, S.J. vì thế, là không gian mở, nơi giấc mơ trở thành những yếu tố sống
động, thẩm thấu vào đời sống tâm linh con người.
3.
Những hình ảnh trụ cột trong cấu trúc không gian thơ
Trong
thơ Cao Gia An, S.J., những hình ảnh như ánh sáng, con đường, nước và trái tim
được nhà thơ sử dụng làm những trụ cột, tạo nên cấu trúc tổng thể của không
gian nghệ thuật. Trong kiến trúc, cột trụ (cột cái) giữ vai trò chịu lực chính
trong ngôi nhà, đồng thời giúp phân bố không gian và tạo những điểm nhấn thẩm
mỹ. Tương tự, trong không gian thơ, những hình ảnh trụ cột phản ánh rõ nét thế
giới quan và hệ hình thẩm mỹ của tác giả; chúng đóng vai trò như những yếu tố
cấu thành sự hòa hợp giữa đức tin, tình yêu và sự cứu rỗi.
Ánh
sáng trong thơ Cao Gia An, S.J. là biểu tượng mạnh mẽ của sự dẫn lối, giúp con
người vượt qua bóng tối của hoài nghi, khổ đau; là nguồn năng lượng từ Thiên
Chúa, chiếu rọi vào những góc tối trong tâm hồn con người, giúp họ nhận thức rõ
hơn về mục đích cuộc sống và những giá trị thiêng liêng. Nhà thơ thường mô tả
ánh sáng như một phương tiện soi sáng, dẫn dắt con người qua những thử thách.
Các câu thơ liên quan đến ánh sáng thường gắn liền với sự soi rọi của ân sủng,
mở ra con đường tâm linh, giúp con người tìm thấy sự bình an trong đức tin và
hòa nhập với Thiên Chúa.
"Xin
một lần dẫn con vào cõi lặng
Con
một mình, và trống rỗng vây quanh...
Xin
ánh sáng tự trời cao chiếu thẳng
Ôm
phủ đời con trong ơn tái tạo thành"
(Lời
nguyện hoán cải)
Ánh
sáng trong đoạn thơ trên là biểu tượng của sự chan hòa ân sủng, là nguồn năng
lượng từ trời cao chiếu rọi, giúp con người thoát khỏi sự trống rỗng, khỏi
những âu lo và khổ đau; cũng là sự tái tạo linh hồn, giúp con người tìm thấy sự
bình an trong đức tin, vượt qua bóng tối của sự hoài nghi và đau khổ. Nó là dấu
hiệu của sự hoán cải, là phương tiện để con người nhận ra sự hiện diện của
Thiên Chúa trong cuộc sống của mình và tự nguyện chuyển hóa tâm hồn. Ánh sáng ấy
chữa lành, dẫn dắt con người hướng về sự cứu rỗi và tái sinh; đồng thời, là
biểu trưng cho tình yêu vô biên của Thiên Chúa, tình yêu không bao giờ tắt,
luôn rực sáng và soi chiếu con đường của những ai tìm kiếm sự cứu rỗi.
Trong
thơ Cao Gia An, S.J., con đường là biểu tượng của hành trình đức tin và sự tìm
kiếm chân lý. Tác giả thường miêu tả nó như một hành trình nội tâm, phản ánh
cuộc đời con người với những khúc quanh, thử thách và sự dẫn dắt của Thiên
Chúa. Đây là một con đường không bằng phẳng mà đầy gian nan, khúc rẽ và bóng
tối, nhưng cuối cùng dẫn đến ánh sáng – biểu tượng của sự hòa nhập với Thiên
Chúa. Con đường này không phải lúc nào cũng hiện rõ và dễ dàng đi qua, nhưng nó
là hành trình mà mỗi con người phải vượt qua để tìm thấy sự an bình, hòa hợp
với đức tin và tình yêu Thiên Chúa.
"Những
hàng cây đã vào Chay, em ạ!
Con
đường dài xác lá rụng tả tơi
Những
tàng cây vọng rướn lên trời
Buông
bỏ hết để vào mùa tịnh mạc"
(Vào
Chay)
Ý
nghĩa của con đường mùa Chay như hành trình sám hối và thanh luyện tâm hồn. Con
đường ấy gợi nhắc sự buông bỏ những gánh nặng trần thế để hướng thượng, trở về với
Thiên Chúa. Trong tinh thần Công giáo, đây là hành trình nội tâm dẫn đến sự
tịnh mạc và hòa hợp với ân sủng, nơi con người tìm lại ý nghĩa đích thực của
đời sống qua lòng ăn năn và khát vọng thánh thiện.
Hình
ảnh con đường trong thơ Cao Gia An, S.J. được xây dựng như một biểu tượng ẩn dụ
giàu ý nghĩa, thể hiện sự mời gọi bước vào hành trình theo Thiên Chúa và sống trọn
vẹn theo giáo huấn của Đức Kitô. Hình tượng này không chỉ phản ánh quá trình
trưởng thành trong đức tin mà còn biểu trưng cho sự thanh tẩy tâm hồn, sự thức
tỉnh về tình yêu và ân sủng vô biên của Thiên Chúa. Con đường trong thơ Ngài
chính là hành trình tâm linh mà mỗi tín hữu Kitô giáo phải trải qua, với mục
đích cuối cùng là đạt tới sự hiệp thông thiêng liêng với Đấng-Tối-Cao, qua đó
khẳng định ý nghĩa sâu sắc của đức tin trong đời sống.
Trong
những khúc quanh và bóng tối của con đường, người tín hữu nhận ra sự hiện diện
của Thiên Chúa, là Đấng dẫn dắt và soi sáng họ qua mọi thử thách. Con đường
này, mặc dù có thể đầy khó khăn và thử thách, nhưng mang lại hy vọng và khẳng
định rằng cuối cùng, ánh sáng Thiên Chúa sẽ chiếu rọi, mang lại sự giải thoát, bình
an và sự cứu rỗi cho những ai kiên nhẫn đi theo con đường ấy.
Hình
ảnh nước trong thơ Cao Gia An, S.J. mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc
thanh tẩy và tái sinh, là phương tiện kết nối con người với Thiên Chúa, qua đó
thể hiện khát vọng tâm linh. Nước, qua hình ảnh cơn mưa, sông, suối hay biển cả
là biểu tượng mạnh mẽ của sự tha thứ và cứu rỗi. Trong Kinh Thánh, nước là
phương tiện thanh tẩy tội lỗi, và trong thơ của Cao Gia An, S.J., điều này được
thể hiện qua hình ảnh nước như một phương tiện thanh tẩy tâm hồn, xóa bỏ mọi
vướng bận, tạo cơ hội cho sự tái sinh.
"Xin
như làn nắng lên mây
Gọi
mưa về tưới đọa đày trần gian
Mùa
yêu thương chảy trào tràn
Mưa
hồng ân đẫm trần hoàn say sưa"
(Nắng)
Nước
là phương thế thánh thiêng Chúa dùng để thanh tẩy tâm hồn, mở ra khởi đầu mới
và sự đổi thay vĩnh cửu trong đời sống đức tin. Trong thơ của Cao Gia An, S.J.,
hình ảnh nước được khắc họa như lời mời gọi sâu sắc dẫn đến sự canh tân nội
tâm, một cơ hội để làm lại từ đầu và sống trọn vẹn hơn trong ân sủng cùng tình
yêu vô biên của Thiên Chúa.
"Bởi
vì Ngài đã xuống
Cùng
tận đáy nghèo hèn
Ngài
nâng con chỗi dậy
Từ
tận đáy bùn đen
Ngài
rửa con tinh sạch
Bao
bụi đời lem nhem"
(Bởi
vì Ngài đã xuống)
Trong
các bài thơ của Cao Gia An, S.J., nước được miêu tả như nguồn sống dồi dào,
không ngừng trôi chảy, nuôi dưỡng linh hồn, giống như ân điển của Thiên Chúa
không bao giờ cạn kiệt. Hình ảnh nước trong thơ Ngài phản ánh khát vọng được
sống trong sự hiện diện của Chúa, được thấm nhuần ân sủng và tình yêu vĩnh cửu
từ Thiên Chúa. Nước là nguồn lực vô tận, luôn hiện diện, nuôi dưỡng con người
trong hành trình tìm kiếm ơn cứu độ.
"Dẫu
đời muôn con sóng dập duềnh
Ơn
gọi của sông là xuôi về biển rộng
Chảy
cạn cùng, và cho đi vô hạn
Sông
vẹn toàn định mệnh yêu thương."
(Lời
tự tình của nhánh sông quê)
Hình
ảnh con sông trong khổ thơ trên là biểu tượng của sự kiên định và lòng yêu
thương vô bờ, luôn đổ về biển rộng, tượng trưng cho hành trình tâm linh không
ngừng nghỉ của con người. Hình ảnh này nhấn mạnh sự liên tục của ân sủng Thiên
Chúa, luôn hiện diện và giúp con người vẹn toàn trong định mệnh yêu thương.
Nước
trong thơ Cao Gia An, S.J. cũng nhắc nhở con người về mối quan hệ mật thiết
giữa Đấng-Tạo-Hóa và con người, là kết nối giữa đời sống con người và sự thiêng.
Chính vì thế, hình ảnh nước chảy mãi không ngừng trong thơ của Ngài như một
biểu hiện của niềm hy vọng và lòng tin vào một cuộc sống thiêng liêng bền vững.
Trong
thơ Cao Gia An, S.J., hình ảnh trái tim mang ý nghĩa đặc biệt, thể hiện tình
yêu trọn vẹn và lòng thương xót của Chúa. Trái tim luôn là trung tâm của tình
yêu vĩ đại, cũng là nơi thể hiện sự hy sinh vô điều kiện và sự hiệp thông giữa
Thiên Chúa và con người. Hình ảnh ấy biểu thị lòng bao dung, sự đón nhận vô bờ,
là nơi con người tìm thấy sự an ủi và được bảo vệ. Trong khi đó, trái tim của Đấng-Chịu-Đóng-Đinh
nhắc nhớ đến sự hy sinh lớn
lao của Chúa, tình yêu không giới hạn mà Ngài dành cho nhân loại.
"Này
trái tim bé nhỏ
Đừng
khép lại rỗng không
Cửa
ngươi, Ngài đứng gõ
Bên
hiên đời bão giông
Ngài
hằng chờ ngươi đó
Khát
mong lòng gặp lòng
Trái
tim Ngài máu đỏ
Lửa
yêu thương rực hồng"
(Trái
tim bé nhỏ)
Trái
tim bé nhỏ, trong bối cảnh đó, không chỉ là hình ảnh của con người mà còn là
biểu tượng của sự mời gọi từ Thiên Chúa, là nơi Chúa đón đợi, gõ cửa để thâm
nhập vào cuộc sống của con người. Trái tim ấy cần mở rộng để đón nhận tình yêu
thương vô biên từ Chúa. Hình ảnh trái tim trong thơ Cao Gia An, S.J. không chỉ
là biểu tượng của tình yêu mà còn phản ánh lòng thương xót vô biên của Thiên
Chúa. Ngài luôn khát khao được kết nối với con người, với tình yêu là máu đỏ và
ngọn lửa, luôn bừng cháy trong lòng. Trái tim trong thơ của Cao Gia An, S.J.,
do đó, trở thành nơi con người cảm nhận được ân sủng và sự cứu rỗi, một không
gian thiêng liêng mở ra cho sự hòa nhập của tình yêu vĩnh cửu và sự cứu chuộc.
Hình
ảnh trụ cột trong thơ Cao Gia An, S.J. vừa là những biểu tượng thẩm mỹ, vừa là
cấu trúc thiêng liêng, phản ánh đức tin và nhân sinh quan của tác giả. Mỗi hình
ảnh đều dung chứa một tầng nghĩa đặc biệt, gần gũi, dễ tiếp cận với người đọc,
đồng thời chứa đựng chiều sâu chiêm nghiệm về cuộc sống, đức tin và mối quan hệ
giữa con người với Thiên Chúa. Những hình ảnh ấy kiến tạo một hệ hình thẩm mỹ
độc đáo, phản ánh sự liên kết thiêng liêng giữa con người và Thiên Chúa.
4.
Thi pháp thơ Cao Gia An, S.J.
Nhà
thơ Cao Gia An, S.J., bút danh của Linh mục Giuse Cao Gia An, S.J., là một
trong những gương mặt nổi bật của văn học Công giáo Việt Nam đương đại. Tác giả
kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố tâm linh và
nghệ thuật ngôn từ, tạo nên những hình tượng thơ giàu sự chiêm nghiệm, thấm đẫm
linh thánh.
Thơ
của Cao Gia An, S.J., mang đậm tư tưởng mỹ học và thần học Kitô giáo, trong đó
đức tin là điểm tựa, là nguồn cảm hứng xuyên suốt. Các tác phẩm của Ngài kết
nối giữa đời sống trần thế và đời sống thiêng liêng, đồng thời khai thác chiều
sâu nội tâm, làm sáng tỏ những góc khuất trong tâm hồn con người.
Nhà thơ Cao Gia An, S.J.
thể hiện khả năng kết hợp độc đáo giữa tinh hoa truyền thống của thơ ca Việt
Nam, như thể thơ lục bát, ngũ ngôn, đồng dao, và tâm thức hiện đại cùng cảm
hứng mới lạ. Sự giao thoa này không chỉ tạo cho thơ có nhịp điệu nhẹ nhàng, uyển
chuyển mà còn mở rộng chiều kích liên tưởng, sâu lắng và đa tầng nghĩa.
Các
hình ảnh trong thơ Cao Gia An, S.J. thường cụ thể, gần gũi với đời sống sinh
hoạt, nhưng được thăng hoa thành những biểu tượng giàu ý nghĩa tượng trưng. Qua
đó, thơ của Ngài khắc họa sự giao thoa hài hòa giữa những giá trị thiêng liêng
và hiện thực trần thế, mời gọi người đọc bước vào thế giới thi ca vừa thân
thuộc vừa linh thánh, nơi ý niệm về đức tin và đời sống được dung hòa trong một
tổng thể đa chiều kích.
Một
trong những thủ pháp nổi bật trong thơ Cao Gia An, S.J. là sự vận dụng các hình
thức tượng trưng và ẩn dụ. Những biểu tượng quen thuộc như ánh sáng, bóng tối,
hoa, nước, đất, và các yếu tố thiên nhiên xuất hiện thường xuyên, trở thành
phương tiện biểu đạt những khái niệm về đức tin, sự cứu rỗi và vĩnh cửu. Qua
những hình ảnh này, thơ của Ngài không chỉ khơi dậy xúc cảm mạnh mẽ mà còn kiến
tạo mối liên kết sâu sắc giữa con người, vũ trụ và Thiên Chúa.
Mặc
dù khai thác các biểu tượng và ý niệm mang tính trừu tượng, nhà thơ vẫn duy trì
phong cách giản dị, dễ tiếp cận. Ngôn từ trong thơ của Ngài được chọn lọc kỹ
lưỡng, hạn chế sự cầu kỳ phức tạp, thay vào đó là vẻ tinh tế, chân thành, dễ
dàng đi vào lòng người. Chính nhờ sự cân bằng này, tác phẩm của Cao Gia An,
S.J. không chỉ chạm đến trái tim độc giả có nền tảng tri thức thần học, mà còn
mở rộng sức lan tỏa đến bạn đọc phổ thông ở mọi lứa tuổi, giúp họ cảm nhận được
những giá trị sâu sắc của đức tin và đời sống.
"Con
đã lang thang giữa chợ đời
Chân
hoang xa lạc tít mù khơi
Ngã
bóng đường chiều thân rệu rã
Nghiêng
cả trời nghiêng ngả chơi vơi"
(Chúa
đến bên con)
Đoạn
thơ trên mang tính tượng trưng, diễn tả hành trình lạc lối của con người trong
đời sống thế tục. Những hình ảnh như "chợ đời", "chân hoang",
và "nghiêng cả trời" gợi lên sự mệt mỏi, mất phương hướng, nhưng vẫn
dễ hiểu và gần gũi. Cao Gia An, S.J. vận dụng ngôn ngữ giàu tính biểu cảm nhưng
dễ tiếp cận, tạo nên một phong cách thơ vừa giản dị vừa sâu lắng. Qua đó, nhà
thơ truyền tải chân thực những cung bậc cảm xúc về sự hụt hẫng và bất toàn
trong đời sống, đồng thời mở ra những chiều kích tâm linh, khơi dậy khát vọng
tìm về sự an bình và đức tin. Chính sự dung hòa giữa cảm xúc cá nhân và giá trị
phổ quát của đức tin đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt trong thơ Ngài, góp phần
tạo dựng một không gian thơ thấm đẫm chiều sâu triết lý và tâm linh.
Một
đặc trưng nổi bật trong thơ Cao Gia An, S.J. là tính chiêm nghiệm sâu sắc, khơi
gợi độc giả đối diện với những câu hỏi lớn về sự sống, cái chết và niềm tin.
Tác giả thường gợi mở những suy tưởng triết học, hướng con người đến niềm tin
vào đời sau, vào sự sống vĩnh hằng. Thơ, trong quan niệm của Cao Gia An, S.J.
trở thành công cụ sắc bén để khám phá triết lý sống, nơi tâm hồn con người có
thể tìm thấy sự an ủi, bình an và nguồn cảm hứng vững bền từ đức tin. Bên cạnh
đó, thơ của Cao Gia An, S.J. còn nổi bật với hệ thống âm điệu phong phú, nhẹ
nhàng. Yếu tố nhạc điệu trong thơ không chỉ là phương tiện thẩm mỹ mà còn là
cách tác giả truyền tải thông điệp về sự an bình, hoan hỷ, đồng thời khơi dậy
cảm thức kết nối sâu xa giữa con người và Thượng Đế. Nhịp thơ ấy, vừa mang tính
chất trầm lắng chiêm niệm, vừa gợi vẻ đẹp thiêng liêng, giúp thơ dễ dàng chạm
đến trái tim người đọc ở nhiều tầng lớp và bối cảnh khác nhau.
"Tôi
đi tìm tôi náo nức
Khi
ngày chưa vỡ ban mai
Những
dấu chân son rạo rực
Ngập
trong gió bụi đường dài
Tôi
đi tìm gì chẳng biết
Trên
vùng mộ địa phù du
Cứ
đi cứ đi tìm mải miết
Lạc
tôi trong lũng mịt mù"
(Về)
Đoạn
thơ trên vang lên tựa khúc nhạc, nơi nhịp điệu rộn ràng hòa quyện với những
khoảng lặng suy tư. Âm thanh trong thơ kiến tạo sự hài hòa, đồng thời dẫn dắt
người đọc bước vào một hành trình chiêm nghiệm nội tâm. Sự tĩnh lặng giữa những
câu chữ trở thành điểm tựa kết nối con người với vũ trụ, mang đến thông điệp
sâu sắc về sự hòa hợp và an bình trong hành trình tinh thần.
Thơ
của Cao Gia An, S.J. là sự hòa quyện giữa tín ngưỡng, triết lý và nghệ thuật
ngôn từ. Nhà thơ đôi lúc xuất hiện trong vai trò một nhà tư tưởng, sử dụng thơ
như phương tiện để khám phá, suy ngẫm, và truyền tải những thông điệp mạnh mẽ
về cuộc sống, đức tin, và vũ trụ. Trong thơ Ngài, người đọc tìm thấy những giá
trị thiêng liêng, đặc biệt, cả chiều sâu triết học và sức cuốn hút mãnh liệt
của nghệ thuật ngôn từ.
Trong
bài viết "Vòng sóng quy tâm: Từ cõi người đến cõi thiêng" (nghiên cứu
về thơ lục bát của Linh mục Giuse Cao Gia An), chúng tôi đã khái quát thân thế
và sự nghiệp của Ngài, đồng thời nhấn mạnh những đóng góp của nhà thơ trong
dòng thơ truyền thống Việt Nam.
Quý bạn đọc có thể xem bài viết này trên website của tôi
(https://maivanphan.com/)
5.
Kết luận
Nhà
thơ Cao Gia An, S.J. đã kiến tạo một không gian thơ phong phú, đa tầng, bao
quát nhiều chiều kích từ con người, phong tục tập quán, văn hóa đến thiên nhiên
và vũ trụ. Những chủ đề này như dòng suối trong lành, hội tụ trong biển cả của
tình yêu và ơn cứu độ Thiên Chúa, hình thành một hệ sinh thái thi ca đặc sắc,
nơi từng chi tiết nhỏ hòa quyện vào bản giao hưởng của đức tin, tình yêu thương
và khát vọng cứu rỗi.
Cấu
trúc không gian thơ của Cao Gia An, S.J. là sự kết hợp hài hòa giữa trần thế và
nơi thiêng liêng, mở ra cõi tâm linh giàu biểu tượng, nơi đời sống thế gian
được nâng lên thành những ẩn dụ thần học. Những hình ảnh trong thơ Ngài khắc
họa mối tương giao sâu sắc giữa con người và Đấng-Tạo-Hóa, khẳng định tình yêu
và sự hiện diện vĩnh cửu của Thiên Chúa trong cuộc sống trần thế. Thơ của Ngài
chính là tiếng lòng của một học giả-linh mục, là lời mời gọi tha thiết hướng bạn
đọc tham gia vào hành trình thiêng liêng, nơi tình yêu, đức tin và hy vọng được
gieo mầm và nảy nở trong đời sống vĩnh hằng.
Với
khả năng biểu đạt ý tưởng sâu sắc và tinh thần nhân văn cao cả, thơ Cao Gia An,
S.J. đã để lại dấu ấn độc đáo trong nền văn học Công giáo Việt Nam. Tác phẩm
của Ngài không chỉ khơi dậy những giá trị phổ quát mà còn xây dựng mối gắn bó
sâu đậm trong lòng người đọc. Trong dòng chảy thơ Công giáo đương đại, giọng
thơ của Ngài nổi bật với bản sắc sáng tạo, tràn đầy niềm vui và ánh sáng của
một chứng nhân trung thành với đời sống thánh hiến.
Hải
Phòng, 14/1/2025
M.V.P
__________________
S.J. là viết tắt của Societas Iesu (Dòng Tên), dòng tu do Thánh Ignatius Loyola sáng lập năm 1540, nhằm phụng sự Thiên Chúa qua truyền giáo, giáo dục và mục vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Cao Gia An, S.J. (Tập thơ, 2014), Về núi thánh, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh;
- Cao Gia An, S.J. (Tập thơ, 2020), Tình thơ trên phận người, NXB Hồng Đức;
- Cao Gia An, S.J. (Tập thơ, 2020), Mùa cứu rỗi, NXB Hồng Đức;
- Trương Đăng Dung (Nghiên cứu, 2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB Khoa học xã hội;
- Nguyễn Thị Kim Hồng (Công trình khoa học, 2018), Giọng điệu giãi bày trong thơ Công giáo Việt Nam hiện đại, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Nghiên cứu và giảng dạy Ngoại ngữ, ngôn ngữ và Quốc tế học tại Việt Nam, NXB ĐH QG Hà Nội.
- Nguyễn Thị Kim Hồng (Công trình khoa học, 2018), Biểu tượng trong thơ Công giáo Việt Nam hiện đại, Tạp chí Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh (Viện KHXHVN - Viện KHXH vùng Nam Bộ), Số 3 (235), (7/2018);
- Nguyễn Thị Kim Hồng (Công trình khoa học, 2018), Xúc cảm thẩm mỹ trong thơ Công giáo Việt Nam, Tạp chí khoa học Trường ĐH Hồng Đức, Số 41 (10/2018);
- Nguyễn Thị Kim Hồng (10/2018), “Sự phát triển của thơ Công giáo trong thơ ca Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế dành cho Học viên Cao học và Nghiên cứu sinh GRS 2018, Nxb. ĐH QG Hà Nội;
- Nguyễn Thị Kim Hồng (2018), “Một số thể thơ trong thơ Công giáo Việt Nam hiện đại”, Tạp chí khoa học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Số 4/2018 VN;
- Nguyễn Thị Kim Hồng (Công trình khoa học, 2019), “Dấu ấn tôn giáo trong ngôn ngữ thơ Mai Văn Phấn”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, Tập 48, Số 3/ 2019;
- Nguyễn Thị Kim Hồng (Công trình khoa học, 2022), Về nghiên cứu cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ XX, Tạp chí Khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh (Viện Hàn lâm KHXHVN – Viện KHXH vùng Nam Bộ), số 4 (284), 2022;
- Nguyễn Kiên Trường (Sách dịch, 2005), Từ điển Tôn giáo và các thể nghiệm siêu việt, Nxb. Tôn giáo;
- ĐGM Phaolo Bùi Văn Đọc và một số linh mục (Biên soạn, 2019), Thần học về Bí Tích Thánh Thể, Nxb. Tôn giáo;
- Nguyễn Vy Khanh (Nghiên cứu, 2023), Sơ thảo Văn-học Công-giáo Việt-Nam, Nguyễn Publishing, Toronto, Canada;
- Hans Küng, Nguyễn Nghị dịch (Nghiên cứu, 2010), Các nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo, NXB Tri Thức;
- Bùi Công Thuấn (Lý luận phê bình văn học, 2020), Những mùa vàng văn học Công giáo Việt Nam, NXB Hội Nhà văn;
- Bùi Công Thuấn (Nghiên cứu & Phê bình, 2022), Văn học Công giáo Việt Nam đương đại, NXB Hội Nhà văn;
- Khải Triều (Nghiên cứu, 2022), Những nhà thơ Công giáo Việt Nam hiện nay, Lưu hành nội bộ, Thư viện Mân côi;
- Trăng Thập Tự (Thơ, 2024), Trăng bẻ làm đôi, Nxb. Đồng Nai, 2024);
- Trăng thập Tự & Bùi Công Thuấn (Nghiên cứu, 2022), Hướng đến 400 năm văn học Công giáo Việt Nam (1632-2032), Tủ sách Nước Mặn - Giáo phận Quy Nhơn;
- Carol Smith - Roddy Smith (Nghiên cứu, 2011), Lịch sử Thiên Chúa giáo, Nxb. Thời đại.


