Người giữ lại giấc mơ

Nhà
thơ Trang Thanh
Mai
Văn Phấn
"Trong
giấc mơ đêm qua tôi gặp tôi đi vắng
khỏi
tiếng gọi thơm tho một quả chín trên cây
khỏi
tiếng mềm gió ngọt liệng qua tay"
(một
giấc mơ)
Âm
hưởng mơ hồ, trong trẻo của những giấc mơ vang lên từ tập thơ "Thanh
không" của Trang Thanh (Nxb. Hội Nhà văn, 2023). Ở đó, sự ảo diệu và cô liêu phảng phất tiếng vọng từ ký ức xa xăm. Trang Thanh đã
dệt nên một thế giới thơ mong manh mà ám ảnh, tràn đầy dư ba và những cơn khát
vô hình. "Thanh không" mở ra một miền hư ảo, nơi mọi thứ vừa tan biến vừa hiện hữu, vừa thanh thoát lại vừa đau đáu
nỗi niềm.
"trong
giấc mộng của lửa
nó
có muốn cháy không?
nó
có biết
khả
năng thiêu rụi vô biên tất cả?"
(giấc
mộng lửa)
Giấc
mơ tự thân đã là một nghịch lý ám ảnh - giữa bản chất và ý thức, giữa hủy diệt
và vô tri. Ẩn sâu trong giấc mộng là những trăn trở về số phận, quyền năng và
giới hạn của tồn tại, khi điều mạnh mẽ nhất đôi khi cũng là mù quáng nhất. Tư
duy thơ Trang Thanh mang đậm tính triết lý, mở ra những suy nghiệm về sự tàn
lụi, cái chết và ý nghĩa của sự sống. Tập thơ như dẫn ta vào một thế giới bí ẩn
và mơ hồ, nơi thực và ảo
giao thoa, cảm xúc len lỏi giữa những khoảng không vô định.
"giấc
mơ người đặt vào tim tôi hóa lửa
thiêu
đốt mối buồn vào bóng tối
khe
khẽ cỏ hoa…"
(khe
khẽ cỏ hoa)
Trang
Thanh dẫn người đọc bước qua giới hạn của hiện thực, chạm vào những điều phi lý
nhưng ám ảnh lạ thường. Giấc mơ trong thơ Trang Thanh là trạng thái vô thức,
cũng là không gian nghệ thuật; trong đó, những hình ảnh tưởng như mong manh,
huyễn hoặc lại hiện lên sắc nét, lãng đãng mà ám gợi, mở ra trường liên tưởng
rộng lớn.
"tôi
đã uống bao nhiêu nước mắt
hay
giấc mơ em
sương
nắng quê mưa
ròng
ròng nhựa mật"
(thung
mơ)
Thơ
Trang Thanh thường mở ra những giấc mơ không đầu không cuối, nơi nhân vật trữ
tình trôi dạt trong cảm giác lơ lửng, mất trọng lực giữa thực tại và mộng ảo. Đó là một hành trình nội tâm, nơi ký
ức, khao khát, nỗi đau và những ẩn ức đan xen, vỡ òa rồi lặng lẽ thấm sâu vào
tâm trí người đọc.
Nhiều
bài thơ trong "Thanh không" thể hiện sự huyễn hoặc của giấc mơ, như
"những buồng mơ căng nở" mang đến cảm giác về sự sinh sôi của giấc
mộng, tựa dòng chảy liên tục không ngừng, vừa nở rộ vừa mong manh. Đoạn thơ sau
gợi lên cảm giác hoài nghi, xa cách và đau đớn, khi những giấc mơ – vốn đầy
khao khát và hy vọng – lại trở thành biểu trưng cho biệt ly và giằng xé nội
tâm:
"căn
phòng vuông tim ta ngờ vực
những
buồng mơ căng nở đêm nay
đã
biệt ly hơn ngàn ngày
từng
ngón tay phồng rộp lên
biết
cánh cửa nhà ta có lửa"
(những
buồng mơ căng nở)
Trong
khi đó, bài thơ "lơ lửng" khắc họa trạng thái phiêu du giữa thực và
mộng, khi mọi thứ trở nên mơ hồ, chông chênh và vô định:
"hai
ta ở đây chỉ có gió và sông
không
gì buộc điều chúng ta muốn nói
kể
cả là hét lên
nhưng
chúng ta chỉ lặng im
trăng
sông mung lung
còn
chúng ta lơ lửng lơ
lửng
khóc đòi sinh
lơ
lửng vật mình
lơ
lửng sống
lơ
lửng yêu nhau
lơ
lửng khổ đau và cười hát
lơ
lửng nhân gian lơ lửng bạc"
(lơ
lửng)
Mạch
thơ mở ra không gian rộng lớn, nơi con người hiện hữu trong trạng thái bấp bênh
giữa yêu thương và khổ đau, giữa cõi nhân gian chông chênh và những biến động
vô thường. Nhịp điệu lặp lại của "lơ lửng" gợi sự trôi dạt của kiếp
người trước dòng chảy thời gian.
Tập
thơ mở ra những chiều không gian đa tầng của tâm thức, nơi con người đối diện
với bản thể, sự mất mát, khao khát và cả những điều không thể gọi tên.
"Thanh không" chứa đựng nhiều hình ảnh lặp đi lặp lại như giấc mơ,
trăng, sông, lửa, bóng tối, cánh chim, mùa thu, bàn tay, cỏ hoa, biển, gương
mặt... Những hình ảnh này chất chứa những tầng nghĩa, biểu trưng cho sự mong
manh, hoài niệm và những ẩn ức vô thức.
Giấc
mơ trong thơ Trang Thanh phản chiếu thân phận con người với những nỗi đau, sự
cô đơn, tình yêu và khao khát sống. Trong thế giới ấy, nhân vật trữ tình luôn
bị cuốn vào miền mộng du,
phiêu dạt giữa thực tại và ảo ảnh. Những giấc mơ không phải con đường trốn chạy mà trở thành tấm gương soi chiếu những ẩn ức
sâu thẳm, nơi con người đối diện với chính mình, với những giới hạn mong manh
của kiếp sống. Trong bài thơ "những cánh chim bay tìm mây ấm", con
người buông bỏ mọi ràng buộc và hòa vào nhịp chảy của thiên nhiên. Hình ảnh
cánh chim và mây trời vừa gợi lên sự phiêu du, vừa ẩn chứa khát vọng tìm về
chốn bình yên. Tất cả hòa quyện trong cảm thức mênh mang, nơi câu hỏi về hành
trình và đích đến dần tan vào dòng chảy vô tận của vũ trụ:
"thôi
cũng chẳng cần phải cố mà nhớ
có
gì quan trọng việc tôi đã ở đâu
nhìn
núi và mây, bay về phía ấy
những
con chim chiều đang đan cánh vào nhau
dấu
hỏi lớn vắt ngang ánh tà huy ngũ sắc
tôi
nghe thấy lời đáp nhỏ thôi, nhỏ lắm
từ
vầng ngực lũ chim đang chảy ròng mây ấm"
(những
cánh chim bay tìm mây ấm)
Còn
trong “bài thơ khóc nhà thơ”, giấc mơ mang màu sắc bi thương, nỗi tiếc nuối về
những điều dang dở, những mộng tưởng chưa kịp hoàn thành:
"lời
nối lời máu cháy
trên
da thịt bầm đau vực đáy
ngôn
từ đốt nỗi mây mây
từng
lời thiêu
chữ
rụi trùng hoang
tiễn
người san mộng
chốc
tàn"
(bài
thơ khóc nhà thơ)
Đó
là nỗi đau tận cùng của hủy diệt và sáng tạo, nơi ngôn từ trở thành ngọn lửa
thiêu đốt chính nó và cả người viết. Thơ không chỉ là tiếng nói, mà còn là vết
thương, sự giằng xé giữa khát vọng biểu đạt và giới hạn của tồn tại. Trong hành
trình ấy, sáng tạo và mất mát đan xen, để rồi mọi thứ cuối cùng cũng tan biến.
Nỗi ám ảnh về thời gian
và sự mong manh của kiếp người thấm đượm trong từng câu chữ, khi giấc mơ vừa là
nơi trình hiện của vô thức vừa là hành trình kiếm tìm ý nghĩa giữa dòng chảy vô
thường. Chính điều đó đã làm nên chiều sâu triết lý trong thơ Trang Thanh, giấc mơ
là nơi trú ẩn, cũng là chốn con người đối diện với sự hữu hạn của mình.
Thơ
Trang Thanh mang một phong vị riêng, nơi
nơi ngôn từ chạm đến những góc khuất của tâm hồn, mở ra khoảng lặng để suy tư
và chiêm nghiệm. Sự giản dị trong câu chữ không làm bài thơ mất đi chiều sâu mà trái lại,
tạo ra những lớp nghĩa ẩn hiện, mời gọi người đọc bước vào thế giới nội tâm
giàu suy tưởng.
"trái
duyên em tìm sen ca em hẹn
có
thấy sen không dưới bùn hoang lạnh
đã
tu trọn kiếp bình sinh giấc mùa
nhủ
ta về nghe cầm chiều giăng mưa"
(khúc
sen)
Ngôn
ngữ thơ mang âm hưởng cổ điển, tinh tế mà không nặng tính ước lệ, tạo nên không
gian ảo huyền, nơi trần gian và tâm linh giao hòa. Nhạc tính của bài thơ nhẹ
nhàng, mềm mại, tựa khúc tịnh ca trong buổi hoàng hôn thanh bình. Nhịp điệu thơ
khoan thai cùng những hình ảnh tượng trưng, mở ra miền cảm xúc lắng sâu, dẫn
dắt người đọc vào thế giới thơ đầy suy niệm và thiền vị.
Thơ
Trang Thanh mang âm hưởng như lời thì thầm từ tiềm thức - nhẹ nhàng mà ám ảnh,
đôi khi vang vọng tựa tiếng gọi từ một cõi xa. Đọc thơ chị, ta như bị cuốn vào
một dòng chảy không điểm dừng, nơi ranh giới giữa thời gian và không gian trở
nên mơ hồ, mở ra một miền suy tưởng vô định.
"Con
chim nước sớm mai bặt lặng
Mắt
xứ sở dềnh lênh
Vành
tang tím lục bình tử biệt
Em
gái nhỏ bấy giờ chỉ biết
Hôn
vội vàng người trai trên bến sông"
(Nếu
đi hết sông này)
Một hành trình vô định
dọc theo dòng sông – biểu trưng cho thời gian trôi chảy bất tận, của ký ức,
chia ly và những nỗi đau không lời giải. Dòng chảy ấy cuốn người đọc vào miền
suy tưởng miên man, gợi lên cảm giác chênh vênh, huyễn hoặc.
Cách
xếp đặt hình ảnh, ẩn dụ và biểu tượng trong thơ Trang Thanh cũng là một yếu tố
quan trọng làm nên nét độc đáo của "Thanh không". "Trên đất
trắng gót chân trần nứt trắng/ Lọt giữa những mảng màu xé vội" (cõi
yêu); "Trái tim không thể ngăn chia/ Cho những nỗi đời quá rộng" (bài
thơ em tặng anh như đã hứa). Trang Thanh sử dụng hình ảnh trực quan, giàu nhạc
tính, tạo chiều sâu ẩn dụ. Ngôn ngữ thơ tự do kết hợp tư duy giàu hình ảnh giúp
thơ chạm đến những tầng cảm xúc sâu thẳm, mở ra một thế giới vừa sinh động vừa huyền ảo. Mạch thơ không bị
bó hẹp trong khuôn khổ câu chữ mà tuôn chảy như giấc mơ, lúc rõ nét, lúc mờ ảo,
tạo dư hưởng cảm xúc khó gọi tên.
Nhan
đề "Thanh không" biểu đạt sự trống rỗng thanh tao, nơi con người
buông bỏ mọi hệ lụy để chạm vào miền ý niệm trong sáng. Nó gợi triết lý phương
Đông về vô vi, hư không - không phải mất mát, mà là một dạng hiện hữu nhẹ
nhàng, thuần tịnh.
Tập
thơ là hành trình nội tâm, từ chiêm nghiệm thân phận, tình yêu, cô đơn đến đối
diện mất mát, cái chết và khát
vọng được
chữa lành. Nhân vật trữ tình không ngừng tự vấn về tồn tại, ranh giới giữa thực
và mộng. Tình yêu vừa vĩnh cửu vừa mong manh, giằng xé giữa khát khao và đau
đớn, khi là niềm tin tuyệt đối, lúc lại hóa thành nỗi tuyệt vọng. "Thanh
không" cũng dành nhiều suy tư cho mất mát, bệnh tật và cái chết. Nhà thơ
trực diện nỗi đau để tìm kiếm ý nghĩa tồn tại, đồng thời đặt câu hỏi về tự do
cá nhân, ràng buộc của tình yêu, xã hội và số phận. Nhân vật trữ tình giằng co
giữa chấp nhận và vùng thoát khỏi định mệnh.
Giữa thế giới trôi dạt và
mong manh của "Thanh không",
Trang Thanh lặng lẽ giữ lại những giấc mơ như một cách níu giữ vẻ đẹp tinh khôi
của tâm hồn, để chúng không tan biến mà tỏa sáng, dẫn lối con người trở về với
những gì sâu thẳm, chân thật nhất. Thơ chị là nơi giấc mơ hồi sinh, tiếp tục
lớn lên giữa những biến động đời sống. Những giấc mơ ấy giờ đây không của riêng
chị, mà vang vọng từ những tâm hồn đồng điệu - những người vẫn thiết tha với
những giá trị mong manh nhưng bền bỉ hơn tất cả: cái đẹp, tình yêu và những
khát vọng chưa bao giờ lụi tàn.
Trang Thanh kiến tạo một
thế giới thi ca giàu tính biểu tượng, nơi giấc mơ vừa là phương tiện biểu đạt
vừa là cấu trúc ý niệm đa tầng, giao thoa và vọng hưởng lẫn nhau. "Thanh
không" mở ra hành
trình khám phá miền siêu thực, nơi ranh giới giữa thực và ảo trở nên mong manh,
hiện thực nhòa vào giấc mộng – không đơn thuần là tưởng tượng mà còn là cách
tiếp cận chân lý. Ở đó, con người đối diện với chính mình, với nỗi cô đơn, khát
khao và giới hạn của kiếp sống. Tập thơ dẫn dắt người đọc vào những dư âm cảm
xúc khó gọi tên, mở ra không gian nội tâm sâu lắng, nơi mỗi người lắng nghe và
đối diện với những khát vọng ẩn sâu trong tâm hồn.
Hải Phòng, 2/3/2025
M.V.P
