image advertisement
image advertisement





























 

Lời tựa cuốn sách “Tĩnh lặng” (Thơ và Bình chú) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

TĨNH LẶNG












Maivanphan.com: Thưa các bạn yêu thơ! Hôm nay, 22/5/2018, Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã phát hành cuốn sách “Tĩnh lặng – Silence” của tôi, thơ và bình chú trong ba ngôn ngữ, Việt, Anh và Pháp ngữ. Đây là cuốn sách quy tụ công sức và tâm huyết của bạn bè xa gần. Khởi đầu công việc, nhà thơ Lê Đình Nhất-Lang (Nhat-Lang Le, Hoa Kỳ) đã dịch 45 bài thơ liên khúc “Tĩnh lặng” của tôi sang tiếng Anh. Nhà thơ-Nhà phê bình văn học Susan Blanshard – Đại diện Nhà xuất bản Page Addie Press của Anh quốc đã biên tập và xuất bản bài thơ này trong tập thơ song ngữ “Ra vườn chùa xem cắt cỏ / Grass Cutting in a Temple Garden” tại Úc, Anh quốc và trên mạng phát hành sách của Amazon, 2014. Vào tháng 10 năm 2016, Nhà thơ-Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya (Ấn Độ) đã đọc bản tiếng Anh bài thơ “Tĩnh lặng” và khởi đầu bình chú bài thơ này. Sau tròn một năm, vào trung tuần tháng 10 năm 2017, Tiến sỹ Ramesh đã hoàn thành bình chú bài thơ thứ 45 và quyết định vẫn lấy tên cuốn sách là “Tĩnh lặng – Silence”. Song hành với công việc của Tiến sỹ Ramesh, Nhà thơ-Họa sỹ Dominique de Miscault (Pháp) đã dịch những bài bình chú từ bản tiếng Anh của Tiến sỹ Ramesh sang tiếng Pháp. Dịch giả Phạm Minh Đăng cũng dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, từ bài 1 đến bài 19. Dịch giả Takya Đỗ dịch từ bài 20 đến bài 45 và Lời tựa cuốn sách. Trước khi cuốn sách được xuất bản, Dịch giả Takya Đỗ đã dành nhiều thời gian và tâm huyết tinh chỉnh bản tiếng Việt, hiệu đính và thống nhất các ghi chú cho toàn bộ cuốn sách. Nhà thơ Susan Blanshard đã cùng phu quân là Nhà văn-Họa sỹ Bruce Blanshard biên tập kỹ lưỡng bản tiếng Anh. Nhà thơ-Họa sỹ Dominique de Miscault cũng đã tinh chỉnh lại bản tiếng Pháp lần cuối và gửi những bức ảnh do bà chụp để Nhà xuất bản thiết kế bìa sách và làm phụ bản cho nội dung cuốn sách. Họa sỹ Lê Đức Lợi – Người có duyên làm bìa sách cho tôi đã thiết kế bìa cho cuốn sách này.

 

Chúng tôi đang tiến hành đăng lại bản tinh chỉnh in thành sách thay thế cho bản “ban đầu” hiện vẫn lưu trữ trên website maivanphan.com. Quý bạn đọc có nhu cầu đọc bản PDF in sách xin liên hệ với tôi qua địa chỉ email (maivanphan@gmail.com). Xin đăng kèm Lời tựa của Tiến sỹ Ramesh để bạn yêu thơ tham khảo.

 

Xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của tôi tới Nhà thơ-Dịch giả Lê Đình Nhất-Lang (Nhat-Lang Le, Hoa Kỳ), Nhà thơ-nhà phê bình văn học Susan Blanshard & Nhà văn-Họa sỹ Bruce Blanshard, Nhà thơ-Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, Nhà thơ-Họa sỹ Dominique de Miscault, Dịch giả Takya Đỗ, Dịch giả Phạm Minh Đăng và Họa sỹ Lê Đức Lợi!

 

Xin trân trọng cảm ơn Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Nhà văn Tạ Duy Anh – Người biên tập cho cuốn sách, cùng các anh chị Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi để cuốn sách sớm đến tay bạn đọc!

 

Trân trọng,

Mai Văn Phấn





MAI VĂN PHẤN

Bản dịch thơ tiếng Anh của LÊ ĐÌNH NHẤT-LANG

Biên tập bản dịch thơ tiếng Anh: SUSAN BLANSHARD

Bản dịch thơ tiếng Pháp của DOMINIQUE DE MISCAULT


Bình chú:
 Tiến sĩ RAMESH CHANDRA MUKHOPADHYAYA

(dựa trên bản dịch thơ tiếng Anh)

Biên tập bình chú tiếng Anh: SUSAN BLANSHARD
Dịch bình chú ra tiếng Pháp và minh họa: 

DOMINIQUE DE MISCAULT

Dịch bình chú ra tiếng Việt:

PHẠM MINH ĐĂNG (1 ~ 19) & TAKYA ĐỖ (20 ~ 45 & Lời tựa)

 

 

 

 

LỜI TỰA

 

 

Thi tập Tĩnh lặng cùng lời bình chú dường như là dấu ấn độc đáo trong địahạt chuyển ngữ và bình giải văn chương. Chính cái tên Tĩnh lặng đã thu hút sự chú ý của bất kỳ người đọc tình cờ nào. Tĩnh lặng ngụ ý một cuộc sống xa rời những bon chen ti tiện của đám đông điên loạn. Nhưng có lẽ cái tên ấy hàm ý nhiều hơn thế. Các giác quan của chúng ta lúc nào cũng bận rộn giao tiếp với những cảnh tượng và âm thanh của cuộc sống trần tục. Những tác nhân kích thích từ thế giới bên ngoài ào ạt xô vào và buộc chúng ta phải hồi đáp khác nào những cú điện thoại di động không mong đợi từ công sở buộc chúng ta phải nghe.

 

Nhưng hãy thử tưởng tượng một thế giới không có điện thoại di động, không có internet. Thậm chí sự giao tiếp giữa các giác quan với thế giới bên ngoài cũng bị chặn lại. Các giác quan sẽ lập tức dõi vào bên trong. Tai có thể nghe thấy giai điệu Siêu tâm thức[1] – là Lời[2] khi thế giới được Đức Chúa Cha sáng tạo. Có lẽ người này thì ngửi được mùi hương hoặc người kia thì thấy được ánh sáng, thứ ánh sáng chẳng khi nào có ở biển cả hay nơi đất liền[3]. Một khi sự giao tiếp giữa các giác quan ngừng lại thì tâm thức thành vô ưu vô lự và nó có thể phiêu du vào nội tâm. Vậy nên Tĩnh lặng là tập thơ có thể đưa đường chỉ lối cho chúng ta vào những đồng cỏ tươi xanh mà văn xuôi hay văn vần chưa từng cố thử. Và người đọc là tôi, Tiến sĩ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, chẳng thể làm gì khác ngoài nghiền ngẫm tập thơ trân quý này trong Tĩnh lặng. Và tôi cho rằng mỗi bài trong tập thơ này là một thành tựu của nghệ thuật thi ca dẫn dắt người đọc đến những bến bờ tư tưởng và hiện thực lạ lùng của bản ngã.

 

Đúng là tôi đang phát biểu trên quan điểm của riêng mình bởi bất kể điều gì tôi nói đều không phải là chân lý phổ quát. Tuy vậy, bất kể điều gì tôi nói thì các bạn đọc của tôi đều có thể chia sẻ quan điểm với tôi. Và chính là tôi đã bình chú những bài thơ này theo quan điểm của trường phái Đọc nghiền ngẫm[4]. Ở đây cần phải nói đôi điều về việc bình chú. Đầu tiên là văn bản ở đâu? Văn bản không nằm trong ấn phẩm. Có bao nhiêu người đọc sẽ có bấy nhiêu văn bản, vì rằng mỗi người đọc sẽ đọc ra tâm ý của mình trong văn bản ấy. Tôi viện dẫn Thuyết Tiếp nhận[5]trong văn học. Mỹ học Ấn độ cho rằng “Kaavyam rasaatmakam – vaakyam[6]”. Thi ca là những lời khơi gợi rasa trong người đọc. Rasahay niềm hân hoan vui thích cư ngụ trong tâm người đọc. Lời một bài thơ chỉ khơi dậy niềm hân hoan vui thích và tình cảm của người đọc hay nói cách khác là rasa vốn sẵn hiện hữu trong lòng người đọc rồi.

 

Như chúng ta đã thấy rằng mỗi người đọc đọc ra tâm ý của chính mình trong bất kỳ văn bản nào, nên bất kỳ văn bản nào đều có khả năng hàm chứa ý nghĩa ở n cấp độ. Và những bài thơ mà Mai Văn Phấn viết ra bằng tiếng Việt đã khơi gợi tâm trí tôi, một người Ấn Độ, ở cách Hà Nội hơn ba ngàn cây số, khiến tôi bồng bềnh trôi vào đại dương hoan lạc xanh thẳm mà ở nơi cõi tục ta chẳng thấy bao giờ. Và hiển nhiên độc giả là tôi chẳng thể làm gì khác ngoài chia sẻ niềm hoan lạc với các bạn đọc của mình và chia sẻ cả những lời bình chú nữa. Kinh thánh – tiếng nói cao quý nhất trên đời – nói rằng: “Ban đầu có Lời và Chúa phán rằng “Phải có ánh sáng” liền có ánh sáng[7]”. Chẳng phải chúng ta đã đặt câu hỏi từ ban đầu đó sao, rằng “văn bản ở đâu”? Với Mai Văn Phấn thì toàn bộ hiện tồn là văn bản. Năm dòng đầu của bài thơ đầu tiên trong tập Tĩnh lặng viết:

 

Trang sách

Mở mặt đất chữ

Rừng núi

Sông hồ

Những con đường chữ

(Bài 1)

 

Và nhà thơ dường như thể đang tìm cách giải mã hiện tồn. Và ở tâm điểm của cuộc sống phàm trần ồn ào hoạt náo nơi cõi thế, Tĩnh lặng dường đang ngự trị.

 

Mạch nước nhỏ trong núi

Chảy đều

Xuống lòng hồ không tiếng động

(Bài 2)

 

Cuộc đời của mỗi cá nhân dường như thể một mạch nước chảy đều đềuxuống lòng hồ không tiếng động. Và trong tĩnh lặng đó hay dưới chân ngôi tháp thiêng nhà thơ nhận thấy một luồng sáng đang vây lấy ông (Bài 3). Hiện tồn là dòng chảy không ngừng nghỉ. Cái thứ tưởng như cố định trong một tình huống đặc biệt có thể bay như sương hoặc mây. Một chiếc bàn bốn chân với mặt bàn phẳng khi được đặt lên những ngọn sóng thì bồng bềnh như những chiếc lá reo. Chẳng một loài vật nào, dù là động vật hay con người hay côn trùng, là không bị xáo động. Trong một giấc mơ, nằm trong vỏ trứng, nhà thơ dần dần biến thành kiến, chim chóc, gia cầm, ấm áp dưới đôi cánh ấp ủ của mẹ. Chúng ta chẳng thấy hình dáng Thánh linh của Đức Chúa Trời hay chim Bồ câu[8] dang đôi cánh trên hiện tồn đó sao? (Bài 5). Như vậy, Mai Văn Phấn là một nhà thơ rất khác biệt. Lời cất tiếng qua ông và thơ của ông giống như một nhà truyền bá Phúc Âm có thể dẫn dắt chúng ta đi qua hoang mạc hiện tồn đến đỉnh hoan lạc và ân phúc cao ngất trùng mây.

 

Thật lạ kỳ là những bài bình chú này được viết sau khi nghiền ngẫm bản dịch tiếng Anh của những bài thơ nguyên được viết bằng tiếng Việt. Tiếng Việt về căn bản là ngôn ngữ đơn lập và có thanh điệu. Dịch từ ngôn ngữ ấy sang một ngôn ngữ như tiếng Anh, thứ ngôn ngữ đầy ắp những từ có vần điệu nhưng không đơn lập và được chi phối bởi những trọng âm, là việc vô cùng gian nan. Các dịch giả dịch thơ của Mai Văn Phấn từ tiếng Việt sang tiếng Anh đã làm một công việc phi thường. Văn chương ở bất kỳ quốc gia nào đều mang dấu ấn của văn hóa và triết học của quốc gia đó. Và mỗi nền văn hóa có nền văn chương của riêng nó. Ai là người có thể bắc cây cầu nối hai nền văn hóa hay hai tác phẩm văn chương với nhau? Chính là các dịch giả tài ba. Và bản dịch là vùng giao thoa giữa hai nền văn chương đó. Trong cái thế giới mà đa văn hóa là mục đích tất yếu thì các dịch giả ắt phải có một vị thế đặc biệt. Và thêm đôi lời về dịch thuật ở đây chắc cũng không thừa. Một bản dịch bao hàm một ngôn ngữ nguồn và một ngôn ngữ đích. Mục đích của dịch giả là chuyển nội dung từ ngôn ngữ nguồn sang cách diễn đạt của ngôn ngữ đích. Và bản dịch nào cũng là một thí dụ về sự sáng tạo không trung thành với nguyên bản. Sự mơ hồ là thiết yếu với ngôn ngữ và đặc biệt là với ngôn ngữ thi ca. Những người theo chủ nghĩa hình thức của Nga cho rằng khi ta nói chỉ để biểu thị lời nói thì đó là thơ. Và nhà thơ Pháp Mallarmé[9] cho rằng thi ca được viết bằng lời chứ không phải bằng ý. Và Anu Gita[10] trong cuốn sử thi Ấn Độ lừng danh Mahabharata cho rằng ngôn từ có thể dẫn dắt ta tới những mỹ cảnh mà tâm thức ta chưa từng biết đến.

 

Sthaavaram jangamam chaiva vindhyute manasi mama

Sthaavaram matsakaase vai jangamam visaye tava

Visayam gachhen mantro varnah svaropi vaa

Tanmano jangmonama tasmadapi gariyasee[11]

 

Mai Văn Phấn đã đạt đến tài nghệ này trong thi ca của ông. Và đương nhiên một bản dịch trực nghĩa của bất kỳ bài thơ nào cũng chẳng thể cho chúng ta ý nghĩa đích thực của bài thơ. Và cũng bởi ngôn ngữ về căn bản là mơ hồ, trừ phi ngữ cảnh được xác định rõ ràng. Thường thì một câu, hay một từ hoặc một cụm từ có nhiều hơn một nghĩa. Những nhà phê bình như Derrida[12] chơi chữ và diễn giải một đoạn văn xuôi hay một bài thơ bằng hai cách khác nhau. Và cả hai cách đều hợp lý.

 

Ở đây cũng cần lưu ý rằng chẳng có ý nghĩa nào là cuối cùng cho một bài thơ. Một người có thể viết một ý nghĩa (M1) cho một bài thơ. Ý nghĩa đó có thể được diễn giải tiếp (M2). Mcó thể sinh ra M3. Cứ thế ý nghĩa của ý nghĩa của ý nghĩa hay bình chú của một bài thơ có thể được bình đi bình lại hết lần này đến lần khác. Quá trình ấy có thể tiếp diễn cho đến ngày Tận thế. Cứ thế lặp lại, ý nghĩa của một bài thơ không bao giờ có thể là cuối cùng. Thật thú vị những bài bình chú do tôi viết cho những bài thơ vô song ấy đã được hai dịch giả là Phạm Minh Đăng và Takya Đỗ dịch ratiếng Việt. Chúng cũng đã được Dominique De Miscault dịch ra tiếng Pháp.

 

Đôi lời về Dominique De Miscault ở đây hẳn không thừa. Dominique De Miscault, một nghệ sĩ nổi tiếng và một nhà làm phim, đã không quản ngại dịch không chỉ những bài bình chú do tôi viết, mà còn cả những bài thơ trong tập này từ bản tiếng Anh sang tiếng Pháp. Trong mọi bản dịch chắc chắn đều có sự sáng tạo không trung thành với bản gốc. Bởi vì bài bình chú bằng tiếng Anh khi được dịch ra tiếng Việt, thì cách diễn đạt và cách tư duy trong tiếng Việt phải được hiểu thông qua những chỗ hé mở trong bản tiếng Anh. Cũng vậy, cách tư duy và diễn đạt của tiếng Pháp đã thay thế cho cách của tiếng Anh chí ít cũng ở mức độ mà bản dịch tiếng Anh thơ Mai Văn Phấn và những bài bình chú này được dịch ra tiếng Pháp.

 

Song đó chưa phải là tất cả. Chúng ta đã thấy Dominique De Miscault là một nghệ sĩ, một họa sĩ, một nhiếp ảnh gia và một nhà làm phim. Chị là người đa tài. Chị đã minh họa cho những bài thơ ấy. Một bài thơ viết bằng lời. Nó chuyển dịch theo thời gian và hiển thị bằng thời gian. Cái hiển thị bằng thời gian ấy đã được chuyển ngữ thành những bức tranh, và bởi vậy nó hiển thị bằng không gian, đó đích thực là một tài nghệ tuyệt vời. Bằng cách ấy những bài thơ của Mai Văn Phấn trong tập thơ này đã được dịch và bình chú ở nhiều cấp độ cả hình ảnh và ngôn ngữ. Tôi rất ngạc nhiên vì tài nghệ đáng kinh ngạc của chị Dominique De Miscault. Chị đã tặng chúng ta bản diễn dịch bằng hình ảnh của một tác phẩm nghệ thuật bằng lời. Xin chúc mừng chị. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc tới các dịch giả: Dominique De Miscault, Phạm Minh Đăng và Takya Đỗ, cũng như hai nhà thơ Lê Đình Nhất Lang và Susan Blanshard đã tặng cho chúng ta bản dịch tiếng Anh của thi phẩm này. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc đến nhà thơ Mai Văn Phấn, người đã viết nên những bài thơ lay động con tim của những cư dân vùng núi – những cư dân Hy Mã Lạp Sơn và những cư dân ở phía bên kia các biển và các đại dương.

 

TS. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

_______________________

[1] Nguyên văn “overmind rhythm” – chỉ giai điệu mà tâm trí người thường không thể lĩnh hội được, duy các hành giả hành thiền và nhà thơ mới nhận biết được bằng khả năng ngoại cảm (tạm dịch từ ‘overmind’ là ‘siêu tâm thức’ theo triết lý của trường phái “Supramental yoga” do Đạo sư – nhà thơ Ấn Độ Sri Aurobindo (1872-1950) phát triển). (ND)

 

[2] Kinh thánh: “Ban đầu có Lời, và Lời ở với Đức Chúa Trời, và Lời là Thần”. (Phúc Âm Thánh Giăng 1.1 – bản dịch Thế Giới Mới ). Lời (“Word”), hay còn được gọi là Ngôi Lời, chỉ Chúa Jesus Christ. (ND)

 

[3] Câu này lấy ý từ câu thơ “The light that never was on sea or land...” (tạm dịch: Thứ ánh sáng chưa từng có ở biển cả hay nơi đất liền...” trong bản Elegiac Stanzas (tạm dịch: Những khổ thơ Stanza bi tráng) của thi hào Anh William Wordsworth; câu thơ nói về ánh sáng của sự hiển thánh. Câu trích này được lặp lại nhiều lần trong các bài bình chú của thi tập Tĩnh lặng. (ND)

 

[4] Tạm dịch từ “Close Reading”, một thuật đọc trong phê bình văn học, chú trọng vào việc đọc kỹ từng đoạn văn bản để hiểu và luận giải nó. (ND)

 

[5] Nguyên văn “reception theory”, là một nhánh trong các nghiên cứu văn học hiện đại liên quan đến sự tiếp nhận hoặc luận giải của người đọc trong quá trình nắm bắt ý nghĩa từ một văn bản. Thuyết này liên quan chặt chẽ với thuyết Reception Aesthetics (thường được dịch là "Mỹ học tiếp nhận") do nhà lý luận văn học, viện sĩ Hàn lâm người Đức là Hans Robert Jauss (1921-1997) khởi xướng cuối thập niên 1960. Trên cơ sở thông diễn triết học, Jauss lập luận rằng các tác phẩm văn học được tiếp nhận dựa trên tầm đón đợi (‘horizon of expectations’ – có thể hiểu là phạm vi đón chờ các bước triển khai tiếp theo của văn bản) bao gồm kiến thức hiện tại của người đọc và các phỏng đoán hay giả định về văn học, và rằng ý nghĩa của tác phẩm thay đổi khi những tầm đón đợi đó thay đổi. (Theo Oxford Reference – Reception Theory – Quick Reference) (ND)

 

[6] “Kaavyam rasaatmakam – vaakyam” (tiếng Phạn) là một câu châm ngôn có tính tổng quan về tinh hoa thi ca của Ấn Độ. Kaavyam có thể dịch ra tiếng Anh là poetry (thi ca) bao gồm tất cả những gì được viết ra thành câu, vaakyam là một câu (sentence). Không phải tất cả mọi câu đều là thi ca, mà chỉ những câu rasaatmakam mới là kaavyam (thi ca)Rasaatmakam là câu chứa đựng niềm hân hoan trong cái thần của nó. Vậy nên Kaavyam rasaatmakam – vaakyamcó nghĩa là Thi ca được tạo tác bằng những câu chứa đựng niềm hân hoan trong cái thần của chúng. Đây là trực nghĩa của câu châm ngôn trên. Nhưng thực chất một câu không chứa đựng nỗi đau đớn hay niềm hân hoan nào cả, mà những xúc cảm ấy tiềm ẩn sẵn trong tâm trí người đọc. Câu thơ chỉ khơi gợi để những xúc cảm tiềm ẩn đó tự hiển lộ. Nhưng những gì nên thơ đối với người này có thể lại chẳng nên thơ đối với người khác, và điều này dẫn đến Thuyết Tiếp nhận hay Mỹ học Tiếp nhận. Thi ca không nằm ở văn bản mà nằm ở tâm trí người đọc. (Lược dịch theo chú dẫn bổ sung của tác giả Ramesh Chandra Mukhopadhyaya – ND)

 

[7] Tác giả ghép câu từ Phúc Âm Thánh Giăng 1.1 và từ Sáng Thế ký 1.3 (Cựu Ước). (ND)

 

[8] Nguyên văn “Holy Ghost” (cũng như “Holy Spirit”), tiếng Việt thường dịch là Chúa Thánh Linh hoặc Chúa Thánh thần (ngôi ba trong Ba Ngôi Cha và Con và Thánh thần). Phúc Âm Luca trong Tân Ước viết: “Vừa khi chịu phép báp-têm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước; bỗng các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh-Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ-câu, đậu trên Ngài.” (Luca 3:22). (ND)

 

[9] Stéphane Mallarmé (1842-1898), nhà thơ và nhà phê bình lớn của Pháp. Ông là nhà thơ theo chủ nghĩa Tượng trưng, các tác phẩm của ông truyền cảm hứng cho một số trường phái nghệ thuật có tính cách mạng vào đầu thế kỷ XX như Lập thể, Vị lai, Dadaism và Siêu thực. (ND)

 

[10] Anu Gita là một văn bản trong Quyển thứ 14 của sử thi Mahabharata. Anu Gita có nhiều phiên bản, gồm 36 chương hoặc ít hơn, nội dung là cuộc đàm luận giữa thần Krisna và Arjuna (nhân vật chính trong sử thi Mahabharata) sau khi cuộc chiến tranh Mahabharata chấm dứt. Chủ đề của cuộc đàm luận này là đạo nghĩa và luân thường đạo lý. (Theo Wikipedia tiếng Anh.) (ND)

 

[11] Đoạn này được trích từ lời mở đầu cuốn sử thi Mahabharata do chính Đấng Sáng thế phát ngôn, ý nghĩa của nó là: “Đấng Sáng thế có hai tâm ý, một tâm ý tĩnh và một tâm ý động. Tâm ý tĩnh ở tại chính Đấng Sáng thế. Còn tâm ý động ở tại hành ngôn. Chữ nào hay câu thần chú nào hoặc lời nào đi đến địa hạt hành ngôn thực tế đều là tâm ý động. Nên hành ngôn hay tâm ý động còn trên cả tâm ý hay tâm ý tĩnh. Đây là trực dịch nghĩa của khổ thơ trên. Nó hàm ý hành ngôn cao hơn cả tâm ý. Trên thực tế chúng ta có thể suy nghĩ mà không cần đến lời không? Chắc chắn là không. Lời đến trước rồi mới đến ý. Ban đầu có Lời và Chúa phán rằng “Phải có ánh sáng” liền có ánh sáng. Nghĩa là lời đã tạo ra thế giới này chứ không phải ý. (Dịch từ chú dẫn bổ sung của tác giả – ND)

[12] Jacques Derrida (1930-2004), triết gia người Pháp được biết đến nhiều nhất về công trình phát triển một dạng phân tích ký hiệu học được gọi là 
Deconstruction (thường được dịch ra tiếng Việt là Giải cấu trúc hoặc Hủy kiến tạo), đây là một công trình lý luận phê bình quan trọng về mối quan hệ giữa văn bản và ý nghĩa. Ông là một trong những nhân vật chính gắn liền với Hậu cấu trúc luận và triết học Hậu hiện đại (Theo Wikipedia tiếng Anh.) (ND)

 

 



 

 

 

 

 

 

SILENCE




Poems by MAI VĂN PHẤN

Translated into English by NHAT-LANG LE

English Translator-Poet SUSAN BLANSHARD

Translated into French by DOMINIQUE DE MISCAULT

Explications by RAMESH CHANDRA MUKHOPADHYAYA

(based on English translation of the poems)

Edited by SUSAN BLANSHARD

Translated into French and Illustrated by DOMINIQUE DE MISCAULT

Translated into Vietnamese by

PHẠM MINH ĐĂNG (1 ~ 19) & TAKYA ĐỖ (20 ~ 45 and Preface)

 

 

 

 

 

PREFACE

 

 

Silence text and interpretation seems to be a unique landmark in the realm of literary translation and interpretation. The very name Silence draws the attention of any casual readers. Silence might mean a life far from the madding crowd’s ignoble strife. But it might indicate much more. Our senses are always busy in conversation with the sights and sounds of the worldly life. Stimuli rush from the world without and compel us to respond, just as the unexpected mobile calls from the corporate houses impel us to hear them. But think of a world where there are no mobiles, no internet. Even the conversation between the senses and the world without is stopped. Instantly the senses would look inward. The ear could hear the Overmind rhythm - the Word whence the world was created by God the Father. Maybe one could smell fragrances, or one could see the light that was never on land or sea. Once the conversation between the senses stops the mind becomes thoughtless, and it might adventure inward. Hence Silence is a book of poems which might lead us into fresh pastures never attempted before in prose or rhyme. And the present reader me, Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya could not but peruse the poems enshrined in the Silence. And in my opinion, every poem of the book is a triumph of poetic art that leads the reader to strange shores of thoughts and realization of the self. Yes, I am speaking in the first person because whatever I say is not the universal truth. Whatever I say, however, might see eye to eye with the opinions of my fellow readers. And it is me who explicated the poems in the light of the Close Reading school. Here a word or two about the explication is necessary. Firstly where is the text? The text is not there in the printed matter. A text becomes as many as there are readers because everyone reads his own mind in the text. I invoke the reception theory of literature. Indian aesthetics posits—Kaavyam rasaatmakam - vaakyam. Poetry has words that evoke rasa in the readers. Rasa or enjoyment is the denizen of the heart of the reader. The words of a poem only stimulate the pleasures and emotions or rasa already existing in the reader. As we have already observed that every reader reads his mind in every text he reads, any text whatever is capable of meaning on n levels. And the poems uttered by Mai Văn Phấn in Vietnam has stimulated me, an Indian, three thousand kilometers away from Hanoi to float and run in the blue deep of bliss that is never found in the worldly life. And no wonder that the present reader could not but share his joys with his fellow readers and hence the explications. The highest voice under the Sun the Bible says - In the beginning, there was Word and God said - Let there be light, and there was light. Did we not ask at the outset—where is the text? With Mai Văn Phấn the whole existence is the text. The first five lines of the first poem Silence reads:

 

A page

Opens territories of letters

Forests and mountains

Rivers and lakes

Roads of letters

(Poem 1)

 

And the poet seeks to decode the existence as it were. And at the heart of the din and bustle and action of the worldly life of the world Silence seems to reign:

 

A small stream in the mountain

Flows steadily

Into a lake without a sound

(Poem 2)

 

Every individual’s life is, as it were, a stream that flows steadily into a lake without a sound. And in this silence, or at the foot of the altar tower, the poet is aware of a stream of light surrounding him (Poem 3). The existence is a ceaseless flow. What seems stable in a particular situation could dissipate like fog or a cloud. A table with four legs with a flat surface when placed on waves floats like rustling leaves. No species, be it an animal or a human or a worm is stable. In a dream, lying inside the eggshell, the poet gradually takes the form of ants, fowl, and poultry, warm under the brooding mother’s wings. Do we not find the archetype of the Holy Ghost or the Dove spreading its wings over the existence? (Poem 5). Thus Mai Văn Phấn is a poet with a difference. The Word speaks through him and his poems, like an evangelist, to guide us across the wilderness of existence to dizzy heights of bliss and beatitude. Curiously enough the explications have been done after the perusal of the English version of the poems that were initially written in Vietnamese. The Vietnamese language is monosyllabic and musical. To translate the same into a language like English which is loaded with numerous words that are not monosyllabic and which is ruled by accents is a Herculean job. Those who have translated the poems composed by Mai Văn Phấn in Vietnamese into English have done a great job. Literature of any country whatever is stamped with its culture and philosophy. And every culture has its literature. Who can set up a bridge between two cultures or two works of literature? It is the competent translators. And translation is the area of intersection between two different sets of literature. In a world where multiculturism should be the goal, the translators should have a unique niche. And here a word or two about the translation would not be out of place. A translation implies a source language and a target language. The objective of the translator is to transfer the content of the source language into the idiom of a target language. And every translation is an instance of creative treason. Ambiguity is the sine qua non with language and especially with the language of poetry. Russian formalists posit that when we speak for speaking’s sake, it is poetry. And the French poet, Mallarme, observes that poetry is written with words and not ideas. And the Anu Gita in the great epic Mahabharata of India observes that words could lead us to landscapes that are not in the know of the mind.

 

Sthaavaram jangamam chaiva vindhyute manasi mama

Sthaavaram matsakaase vai jangamam visaye tava

Visayam gachhen mantro varnah svaropi vaa

Tanmano jangmonama tasmadapi gariyasee

 

Mai Văn Phấn has achieved this feat in his poetry. And no wonder that a literal translation of any text whatever does not give us the true meaning of the poem. And since language is essentially ambiguous, unless its context is well defined often a sentence or a word or a phrase is capable of more than one meaning. Critics like Derrida play on the pun and interprets a prose passage or a poem in two different ways, and both are legitimate. Here it should be noted that there could be no final meaning of a poem. One could write a meaning (M1) of a poem. The meaning could be further interpreted (M2). Mcould generate M3. Thus the meaning of the meaning of the meaning or the explication of a poem could be explicated over and over again. The process could continue till the Doomsday. Thus to repeat, the meaning of a poem could never be final. Curiously enough the explications composed by me of the peerless poems have been translated into Vietnamese by Phạm Minh Đăng, and Takya Đỗ. They have been translated into French by Dominique De Miscault.

 

A word or two about Dominique De Miscault will not be out of place here. Dominique De Miscault, a famous artist, and a filmmaker has not merely taken the pains to translate the explications forged by me but also, she has translated the poems from their English version into French. In all cases of translation, doubtlessly there has been creative treason. Because explication in English when translated into Vietnamese, the Vietnamese way of speaking and the Vietnamese way of thought must be read through the chinks of the English language. At the same time, the French mode of thinking and French idioms have replaced the English one at least to a degree when the English version of Mai Văn Phấn and the explications have been translated into French.

But this is not all. We have already observed that Dominique De Miscault is an artist, a painter, a photographer and a filmmaker. Her genius is versatile. What she has done is to illustrate the poems. A poem is written with words. It moves along time and manifests in time. That which is manifest in time has been translated into pictures, and therefore manifest in space, which is a great feat. Thus in this book, the wonderful poems of Mai Văn Phấn have been translated and explicated on many levels visual and verbal. I wonder at the amazing feat achieved by Dominique De Miscault. She has made a visual interpretation of written works of art. My salute to her. My deepest regards to all the translators: To Dominique De Miscault, Phạm Minh Đăng, and Takya Đỗ and to poet Nhat-Lang Le and poet Susan Blanshard, for giving us the original English poetry translations. My deepest regards to the poet Mai Văn Phấn whose poems touched the hearts of those who live across the mountains—The Himalayas and who live across the oceans and seas.

Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

 

 Ảnh bìa 1 của Dominique de Miscault. Bìa do HS. Lê Đức Lợi thiết kế

 

 

 


SILENCE




Poèmes de MAI VĂN PHẤN

Traduits en Anglais par NHAT-LANG LE

Edités par SUSAN BLANSHARD

Traduits en Français par DOMINIQUE DE MISCAULT

Interprétés en Anglais par

Dr. RAMESH CHANDRA MUKHOPADHYAYA

(interprétation basée sur la traduction en anglais des poèmes)

Edités par SUSAN BLANSHARD
Traduite en français et illustrée par 
DOMINIQUE DE MISCAULT

Traduite en Vietnamien par

PHẠM MINH ĐĂNG (1 ~ 19) & TAKYA ĐỖ (20 ~ 45 et Préface)

 

 

 

 

PRÉFACE

 

 

Le recueil Silence et son interprétation semblent uniques dans les domaines de la traduction et de l'interprétation en littérature. Le titre même de Silence pique la curiosité des lecteurs. Silence peut signifier, une vie loin du monde, mais aussi beaucoup plus. Nos sens sont toujours sollicités par les images et les sons qui nous entourent. Stimulés, nos sens s’extériorisent et réagissent comme à des appels inattendus provenant de nos mobiles. Mais imaginons, un monde où il n'y aurait plus de mobiles ni d'Internet : Tout s’arrêterait et immédiatement, nous nous intérioriserions. L'oreille pourrait, alors, entendre notre intériorité telle la Parole à l’origine de la Création. Peut-être sentirions-nous des parfums ou verrions-nous une lumière qui n'a jamais existé sur mer comme sur terre. Par contre, si les sens ne sont plus confrontés à l’extérieur, l’esprit déraille.Silence nous transporte sur de nouveaux pâturages. Moi, Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, en parcourant Silence, je réalise que chaque poème est un exploit qui conduit le lecteur sur d'étranges rivages de pensées et de réalisation de soi. Oui, je parle à la première personne parce que tout ce que je pense n'est sûrement pas vérité universelle. Cependant ce que j’écris, peut rencontrer l’adhésion de mes collègues lecteurs. J’ai analysé les poèmes en m’appuyant sur la méthode du Close Reading.

 

Cependant, quelques mots sur mes explications sont nécessaires. Premièrement, où est le texte ? Le texte n'est pas seulement un imprimé. Un texte advient autant qu'il y a des lecteurs, parce que chacun s’y retrouve. J'évoque, ici, la théorie de la réception en littérature. L'esthétique indienne propose Kaavyam rasaatmakam - vaakyam. L’expression poétiqueconvoque des mots qui évoquent rasa chez les lecteurs. Rasa ou la jouissance, est ce qui habite celui qui lit. Les paroles d'un poème ne font que stimuler les plaisirs et les émotions où rasa est déjà. Comme nous l'avons observé, chaque lecteur se projette dans n'importe quel texte et n'importe quel texte est capable de révéler un lecteur. Les poèmes du vietnamien Mai Văn Phấn m'ont poussé, moi, un Indien, à trois mille kilomètres de Hanoi, à m’envoler et m’évader dans le bleu profond des joies rarissimes de la vie de tous les jours. Pas étonnant, alors, que le lecteur partage ses joies avec ses amis mais aussi, mes explications. La voix la plus haute de la Bible dit : Au commencement il y eut la Parole et Dieu dit : Que la lumière soit et la lumière fut. Mais où est le texte ? Avec Mai Văn Phấn, toute l'existence est texte. Les cinq premières lignes du premier poème de Silence l’exprime :

 

Une page blanche

ouverte sur des champs de lettres

forêts et montagnes

rivières, lacs

routes de lettres

 

Puis dès le poème 2, le poète cherche à décoder l'existence, au cœur du vacarme et de l'agitation de la vie, le Silence semble régner :

 

Ruisseau de montagne

calmement

s’écoule sans bruit dans le lac

 

La vie de chaque individu est un courant qui s’écoule régulièrement et sans bruit, dans un lac. Et dans ce silence, au pied de l'autel, le poète est conscient qu'un halo de lumière l'enveloppe (Poème 3). La vie n’est que flux ininterrompu. Ce qui semble solide et stable dans une situation particulière pourrait s’envoler tels du brouillard ou des nuages. Une table avec quatre pieds sous un plateau, sur les vagues, flotterait comme des feuilles bruissantes. Aucune espèce, que ce soit humaine ou animale, voire un ver de terre n’est stable. En rêve, couché à l'intérieur d’une coquille d’œuf, le poète se transforme peu à peu en fourmis, volaille et poussin au chaud sous les ailes de sa mère. Ne retrouvons-nous pas là, l'archétype du Saint-Esprit ou la Colombe déployant ses ailes sur le monde ? (Poème 5). Ainsi Mai Văn Phấn est un poète avec toute sa différence. La Parole parle à travers ses poèmes comme un évangéliste il pourrait nous guider à travers les déserts de l'existence à des hauteurs vertigineuses de félicité et de béatitude. Paradoxalement, les explications ont été écrites après la lecture de la version anglaise de Silence écrite en vietnamien. La langue vietnamienne est monosyllabique et tonale. La traduire dans une langue comme l'anglais dont la richesse du vocabulaire est un fait mais absolument ni monosyllabiques ni régie par des accents est un énorme travail. Ceux qui ont traduit en anglais les poèmes de Mai Văn Phấn ont néanmoins fait du bon travail.

 

La littérature de n'importe quel pays est empreinte de sa culture et sa philosophie, et chaque culture possède sa propre littérature. Qui peut vraiment établir des ponts entre deux cultures ou deux littératures, sinon des traducteurs compétents ? La traduction est une zone d'intersection entre deux ensembles de littérature différents. Dans un monde où le multiculturalisme exige de l'objectivité, les traducteurs devraient avoir une situation particulière.

 

Ici quelques mots sur la traduction ne sont pas hors de propos. Une traduction implique une langue source et une langue cible. L'objectif du traducteur est de transférer le contenu de la langue source dans l'idiome de la langue cible. De fait chaque traduction est implicitement porteuse de trahisons créatives. L'ambiguïté fait partie du langage et surtout du langage poétique. Les formalistes russes affirment que lorsque nous parlons pour parler seulement, c'est de la poésie. Pour Mallarmé, la poésie est écrite avec des mots et non des idées. L'Anugita dans la grande épopée du Mahabharata, stipule que les mots peuvent nous conduire vers des contrées sans esprit :


Sthaavaram jangamam chaiva vindhyute manasi mama

Sthaavaram matsakaase vai jangamam visaye tava

Visayam gachhen mantra varnah svaropi vaa

Tanmano jangmonama tasmadapi gariyasee

 

Le Mahabharata dans sa traduction anglaise, suggère un Créateur qui aurait deux esprits ; l'un inébranlable et l'autre en mouvement. L'inébranlable et le mouvement s’expriment chacun dans un discours. Quelle que soit la lettre, le mantra ou le ton qui donne la parole, c'est en effet un esprit en mouvement. Ainsi, la parole ou l'esprit en mouvement seraient supérieurs à l’inébranlable.

 

Pouvons-nous penser sans mots ? Non. Les mots viennent en premier et les idées après. Au commencement il y a la Parole : Que la lumière soit et la lumière fut. Donc les mots et non les idées ont créé le monde. Mai Văn Phấn a réalisé cet exploit dans sa poésie. Pas étonnant qu'une traduction littérale de n'importe quel texte ne nous donne pas le vrai sens du poème. Puisque le langage est essentiellement ambigu, à moins que son contexte ne soit prédéfini, une phrase ou un mot peuvent avoir plusieurs significations… Des critiques comme Derrida jouent avec les mots et interprètent un passage en prose ou un poème de plusieurs manières : Et toutes sont légitimes. Ici, il convient de noter qu'il ne peut y avoir de signification définitive d'un poème. On pourrait écrire une signification M1 d'un poème. La signification pourrait être interprétée en M2. M2 pourrait générer M3. Ainsi, la signification de la signification de la signification ou de l'explication d'un poème pourrait être expliquée encore et encore. Le processus pourrait s’éterniser. Ainsi, constatons, que le sens d'un poème ne peut être définitif. Curieusement, les explications des poèmes que j'ai composées ont été traduites en vietnamien par deux érudites, Mr Phạm Minh Đăng et Mme Takya Đỗ. Elles ont aussi été traduites en français par Dominique De Miscault.

 

Quelques mots sur Dominique De Miscault ne seront pas hors de propos ici. Dominique De Miscault est une artiste française connue, plus récemment cinéaste, elle n'a pas seulement pris soin de traduire mes explications, elle avait aussi traduit les poèmes à partir de la version anglaise. Dominique connait bien le Viet Nam depuis presque 30 ans. Comme je l’ai écrit plus haut, toute traduction est trahison créatrice. Parce que l'explication en anglais traduite en vietnamien, doit tenir compte de la manière de penser vietnamienne et donc être lues à travers les failles de la langue anglaise. Par ailleurs, la version anglaise de Mai Văn Phấn et les explications anglo-indiennes traduites en français supposent forcément une interprétation ouverte sur d’autres contrées ! Mais ce n'est pas tout. Nous savons que Dominique De Miscault est une artiste, peintre, photographe et cinéaste, donc polyvalente. Elle a mis les poèmes en image. Un poème est écrit avec des mots. Il se déplace et se manifeste dans le temps. Ce qui est manifeste dans le temps et l’espace a été mis en images. Quel exploit ! Ainsi, dans ce livre, les merveilleux poèmes de Mai Văn Phấn ont été traduits et expliqués à plusieurs niveaux, visuels comme verbales.

 

Mes plus sincères salutations à tous les traducteurs… En même temps je m'interroge sur l'incroyable exploit réalisé par Dominique De Miscault. Elle a donné une interprétation visuelle à des œuvres verbales. Je la salue. Mes sincères amitiés au poète Mai Văn Phấn dont les poèmes ont touché des lecteurs qui vivent dans l'Himalaya, mais aussi d’autres par-delà les océans et les mers.

 

Dr Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 
 

 

 


Mép gấp bìa 1

 

 

 

 

Mép gấp bìa 4









 

 



BÀI KHÁC
1 2 3 
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị