Hồn
dân tộc trên tiền cổ Việt Nam
Nhà
nghiên cứu Mai Ngọc Phát
Tiền
tệ nói chung, trong đó có tiền Việt Nam đã ra đời và phát triển hàng ngàn năm
nay, song hành cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc.
Giá
trị và hình thức của tiền tệ qua từng thời kỳ cũng luôn thay đổi, tiền tệ không
chỉ là phương tiện thanh toán, trao đổi trong dân cư, mà còn phản ánh sự phát
triển của nền kinh tế, chính trị, văn hóa, cũng như các lĩnh vực khác của đất
nước.
Đặc
biệt, đồng tiền Việt Nam còn thể hiện độc lập chủ quyền của dân tộc Việt.
Ông
Mai Ngọc Phát, Nhà nghiên cứu và sưu tầm tiền cổ Việt Nam: Hồn dân tộc luôn
luôn được lưu giữ, gắn kết trên tất cả các đồng tiền, kéo dài từ nhà Đinh đến
Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, thời Lê Sơ, triều Mạc, thời Lê Trung Hưng, Tây Sơn
rồi đến triều Nguyễn.
Tiền
cổ cũng là 1 cổ vật, nhưng nó mang giá trị lịch sử, chính trị, kinh tế, mỹ
thuật, kể cả công nghệ đúc của thời đó.
Năm
970, Đinh Tiên Hoàng dành độc lập dân
tộc, đặt tên nước Đại Cồ Việt, cho đúc ngay đồng Thái Bình Hưng Bảo, mong muốn
cho đất nước thịnh trị, thái bình và hưng thịnh.
Sau
đó nhà Tiền Lê đúc đồng Thiên Phúc Trấn Bảo. Theo các nhà nghiên cứu thì đồng
tiền Thiên Phúc đào khảo cổ ở phía Nam Trung Quốc. Điều đó cho thấy sự lưu
thông, sức mua, sức lan tỏa của dân tộc Việt đã la tỏa ra bên ngoài thế giới từ
những ngày đầu.
Đến
đời nhà Trần, nhà Lý, đồng tiền cũng ngang với những cổ vật như gốm sứ, đúc rất
đẹp. Đặc biệt, trong nhà Trần có 1 đồng tiền mà các nước ko có, đó là đồng đại
trị.
Cả
giai đoạn lịch sử, 1 kho đồ sộ của tiền cổ Việt Nam. Và đây là những điều chúng
tôi ao ước những điều này sẽ được thế hệ con cháu mai sau luôn tìm hiểu, nghiên
cứu để thấy rằng, để có độc lập như ngày hôm nay, để cho VN trường tồn thì ngay
đồng tiền cổ cha ông ta để lại những dấu ấn và hồn dân tộc trên tiền cổ VN.
VTC
(Nguồn: Đài PT-TH Đồng Nai)
Đồng tiền “Vạn Kiếp thông bảo” thuộc sở hữu của MNP
Tiền Thuận thiên đại bảo, mặt lưng chữ Nguyệt trên lỗ vuông, đường kính 25,8 mm