image advertisement
image advertisement





























 

Làm thơ có cần nghĩ tới trách nhiệm hay sứ mạng? - Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng thực hiện PV

Làm thơ có cần nghĩ tới trách nhiệm hay sứ mạng?
(Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng thực hiện)

 

 

Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng

 

 

 

- Anh/ chị đi tìm điều gì trong một bài thơ? Và có thường tìm thấy nó không?

 

Mai Văn Phấn (MVP): Tôi thích câu này của Đỗ Phủ (Trung Quốc):  Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu (Lời không kinh động lòng người thì chết không yên). Thơ hay thường bất ngờ, chăm chú đi tìm không dễ thấy. Cái đọng lại trước hết sau khi đọc một bài thơ là cốt cách thi sĩ. Theo tôi, việc luyện Cốt quan trọng hơn luyện Chữ. Ở những nhà thơ lớn, cốt cách hiện rõ ngay ở những vấn đề tưởng như không đáng nói, như không có gì để nói. Những nhà thơ lớn ấy, tuy sống và viết ở những thời gian, không gian hay chính thể khác biệt, nhưng họ vẫn gặp nhau trong cách lý giải những vấn đề lớn, khá đồng nhất và cụ thể. Tôi cũng thường chú trọng đến chất trí tuệ trong những bài thơ. Tôi đã tìm thấy mẫu mực trí tuệ của thơ ở các kinh bổn của những tôn giáo, nhất là Cựu Ước, Vệ Đà và những sử thi như Iliade, Mahbharata… Thực chất đó là những bản thánh thi siêu phàm, đến nỗi hậu thế không ít người đã hoài nghi về sự hiện diện tác giả của nó trên thế gian này. Những tác phẩm kinh điển ấy đã khiến thơ tồn tại được qua những thời hạn tệ hại nhất của loài người; và nó đã khiến cho người đọc thông tuệ hơn, cao thượng hơn, điều mà số đông các nhà thơ cận đại, hiện đại không mấy người làm được.

 

- Anh/chị đánh giá ra sao về nền thơ ở miền Bắc trước đây, ở miền Nam trước đây, ở hải ngoại, ở trong nước, đặc biệt là từ góc độ của một người không đứng cùng miền địa lý chính trị (xin lấy ví dụ: một người đang sống ở trong nước nhìn về thơ hải ngoại, hay một người đang sống ở hải ngoại đọc thơ trong nước)

 

MVP: Tôi không nghĩ đến tính địa lý và chính kiến của các nhà thơ. Tôi chú ý đến tác phẩm cụ thể. Có một thời kỳ bi thảm cho thi ca, một thời mà thơ chỉ gần giống như thơ, đúng hơn chỉ là thứ “ngụy thi”. Xin ai đó cứ việc viện ra sứ mạng gì đấy của thơ để bênh vực quyết liệt cho những thứ  lạm danh thơ đó, tôi xin khước từ tranh luận. Tôi sẽ bình tĩnh chờ đến lúc văn học sử nước nhà có một cuộc thanh toán thật khắc nghiệt để định giá trị cho Thơ của thời kỳ đó. Tôi không đánh giá gì về “thơ hai miền”, bởi đó là điều không cần thiết. Chỉ có nhận xét ngắn: Thời kỳ ấy, người viết thơ ở miền Bắc giống như những người thợ của công binh xưởng, ngày đêm rèn giũa sao cho mỗi câu thơ thành một “viên đạn bắn vào đầu thù”. Trong số họ có người tìm đến Maiakovsky, đến Aragon, Neruda… nhưng vẫn chỉ là để học cách chế tác thơ thành đạn mà thôi. Cũng thời kỳ ấy, ở miền Nam có nhà thơ danh tiếng mang khát vọng Bắc tiến để “Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ”… Và không ít bài thơ về những người lính tiền đồn thương những mẹ già chết đạn quân thù, và nhớ người tình hậu phương, những người em gái áo xanh, mắt nhung buồn (những mẫu hình còn sót lại từ thời Thơ Mới)… Khi bị (hoặc tự nguyện) đứng sau những mục đích phi thơ, thì thơ chỉ đơn thuần là vật dụng, cho dù rất đắc dụng thì cũng không còn là thơ nữa. Ngay cả Henric Heine khi dùng thơ để công kích nền chuyên chế Đức đương thời bằng những câu: “… Đặt tổ quốc vào nước sôi lửa bỏng / Lại ba hoa về vũ trụ hư vô / Cả thế giới nhổ vào phường dối trá / Giễu cười bay “lũ ngốc nói mơ”… thì không phải là ông làm thơ, cho dù Heine là một thi hào (theo trí nhớ của tôi, Tế Hanh dịch bài này). Thời gian qua đi chỉ để lại rất ít tên tuổi thi sĩ cho nền thơ Việt Nam nói chung. Vậy theo tôi, không nên rạch ròi thơ miền Bắc hay thơ miền Nam, thơ hải ngoại hay trong nước. Chỉ nên nhận ra điều đáng buồn là có hiếm hoi những gương mặt cụ thể để chúng ta có thể đưa ra “đánh cược” cho tinh thần dân tộc mình mà thôi.

 

- Theo anh/ chị, thế nào là một bài thơ hay? Xin cho ví dụ (không phải là thơ của mình) và diễn giải về ví dụ đó.

 

MVP: Ý này, tôi đã nói ở trên. Một bài thơ hay, thậm chí có thể chỉ một câu thơ hay, cũng khiến người đọc thông tuệ và cao thượng hơn. Xin nhặt hú họa một câu của một nhà thơ đã chết: “Ngã xuống rồi… em ơi vẫn đất!” (Thơ ứng khẩu của nhà thơ Duy Khán khi ông say rượu, bị ngã). Câu thơ này chắc không cần diễn giải!

 

- Theo anh/chị, thế nào là một bài thơ dở? Xin cho ví dụ và diễn giải về ví dụ đó.

 

MVP: Tôi nghĩ, không cần thiết phải đưa ra câu hỏi này, tuy không phải người làm thơ nào cũng hiểu được thế nào là thơ dở. Vì rằng, đó là sự hiển nhiên: không phải là hay thì sẽ là dở. Với Thơ, đường được, tàm tạm, vầy vậy… cũng có nghĩa là dở.

 

- Có nhiều ý kiến trái ngược nhau về thơ Việt Nam hiện nay. Nhìn chung, anh/ chị thất vọng hay hy vọng về nó? Tại sao?

 

MVP: Chúng ta đang đứng trên một nền thơ khá thấp và thiếu vững vàng về lý thuyết. Số đông những người làm thơ yếu kém về kiến thức, về văn hóa và kỹ năng của một nhà thơ hiện đại. Bây giờ hầu hết chúng ta vẫn neo bám vào cảm xúc, bản năng và cái nhiệt tình “hành” thơ. Như thế mà có được thơ hay chỉ là chuyện ăn may, và trong cộng đồng thơ hiện đại sẽ không có chỗ cho chúng ta nếu không có sự tác động mạnh mẽ vào tình trạng trì độn này.

 

- Anh/ chị nghĩ gì về trào lưu Hậu hiện đại trong thơ? Ảnh hưởng của trào lưu Hậu hiện đại lên một số dòng thơ hiện nay như thơ trẻ Sài Gòn, thơ giễu nhại, hay lên một số tác giả cụ thể, ra sao?

 

MVP: Hậu hiện đại là một trong những trào lưu tiền phong có từ hơn nửa thế kỷ trước. Nó chủ trương phá vỡ tính duy lý thống nhất, tính đơn cực, toàn trị... nhằm thiết lập một thế giới đa cực, đa tầng... Về mục đích, Hậu hiện đại cũng chỉ là giai đoạn quá độ để có thể đạt tới sự đồng thuận thống nhất ở cấp độ cao hơn... Ảnh hưởng của nó không chỉ với văn chương, mà còn điện ảnh, kiến trúc, âm nhạc, hội hoạ… Thơ Hậu hiện đại đã xuất hiện trong điều kiện Hậu hiện đại mới manh nha ở Việt Nam, nhưng đã tạo được dư luận trong đời sống văn học. Nó giúp cho những người viết trẻ biết được vị trí và hướng đi của mình; và, cả cho những thế hệ đi trước biết tự chán mình nữa.

 

- Không thể không nói đến các khuynh hướng thể nghiệm như thơ ngôn ngữ, thơ cụ thể, thơ trình diễn, v.v… Anh/ chị nghĩ sao về chúng, phản đối hay ủng hộ?

 

MVP: Các khuynh hướng sáng tác đều rất cần và làm phong phú thêm cho nền thi ca của chúng ta. Hiện chúng ta vẫn hồ nghi, vì còn quá ít tài năng cho những “thể nghiệm” được thuyết phục. Chữ “thể nghiệm” ở đây, theo tôi, chúng ta dùng chưa thỏa đáng và thiếu công bằng với những tác phẩm thành công. Dĩ nhiên trong thời đại văn minh, những phát kiến, sáng tạo sẽ được khích lệ, ủng hộ. Nhưng ranh giới giữa chân tài và sự tầm thường dung tục trong nghệ thuật đôi khi khó nhận biết.

 

- Thơ thế giới được dịch ra tiếng Việt ra sao? Phải làm gì để người đọc biết nhiều hơn đến thơ nước ngoài? Nhà thơ nước ngoài nào mà anh/ chị thường đọc nhất hay chịu ảnh hưởng nhiều nhất? Mặt khác, tình hình giới thiệu thơ Việt Nam ra thế giới hiện nay như thế nào?

 

MVP: Các dịch giả đã dịch thơ thế giới ra tiếng Việt có công lớn đối với thơ ca đương đại. Nhưng đọc nhiều nhà thơ nước ngoài do một dịch giả Việt Nam dịch, thường thấy giọng điệu giống nhau về sử dụng ngôn ngữ, nhịp điệu... trong khi rõ ràng mỗi nhà thơ có một phong cách riêng. Dịch thơ vốn là chuyện nan giải, vì đó là chuyện hồn cốt. Còn hiếm những trường hợp như dịch giả - nhà thơ Hoàng Ngọc Biên đã tìm ra phong cách đặc trưng của thơ Joseph Brodsky. Hiện có khá nhiều nhà thơ và bạn đọc trẻ có thể đọc thơ nước ngoài bằng nguyên bản. Đó là cách tốt nhất để tiếp nhận thơ đích thực. Như nhiều người làm thơ, tôi cũng trải qua những giai đoạn chuyển hóa. Với mỗi giai đoạn mới, tôi thường tìm đọc những nhà thơ nước ngoài gần gũi với mình để có thể nhận được một khích lệ vô tình nào đó, cũng như một sự gợi cảm để có năng lực tìm ra những điều mới. Nhưng, tôi không thích tác giả nào trọn vẹn và tự thấy mình chưa chịu ảnh hưởng của ai cả.

 

- Phê bình và lý luận về thơ có vai trò gì đối với sự phát triển thơ ca? Tình hình giới thiệu, xuất bản, phổ biến thơ hiện nay? Có một bài viết, một cuốn sách, một công trình, hay một hội nghị nào về thơ gần đây mà anh/ chị đã đọc hay theo dõi và cảm thấy thú vị nhất? Tại sao?

 

MVP: Tôi không muốn bàn đến vai trò của phê bình và lý luận đối với thơ ca, vì rằng tôi đang tự hỏi: chúng ta đã có một nền lý luận phê bình văn học chưa? Tôi tự thấy mình không hề lãnh cảm với thơ Việt! Nhưng quả tình, dù luôn chăm chú, nhưng cho đến nay tôi chưa từng sửng sốt, hay ít ra là tim đập nhanh hơn bình thường về một hiện tượng thơ nào, tuy ở ta có khá nhiều hiện tượng thơ…  

 

- Nhà thơ và trách nhiệm xã hội: anh/ chị nghĩ gì về vấn đề này?

 

MVP: Thơ là thanh âm của tự nhiên: gió gào, chim hót, núi lửa phun trào, sóng gầm, đá lở… là lúc động tình, con Đực chồm lên con Cái… Lúc làm thơ tôi chẳng nghĩ phải cần trách nhiệm hay sứ mạng gì cả.

 

(Nguồn: hoiluanvanhoc.org)

 

 


Tranh của Họa sỹ Rafal Olbinski (Ba Lan)

 

 

 

Should a poet think of his responsibility or mission upon his poetic creation?

(Interviewed by poet Nguyễn Đức Tùng)

 

 

1- What do you seek in a poem? And do you often find it?

 

- Mai Văn Phấn (MVP): I am fond of this sentence from poet Du Fu (China) : If my words can’t shake others’ heart and mind, I’ll never have a peaceful death. One often meets interesting verses unexpectedly, not wilfully. The thing remaining in the reader’s mind after reading a poem is its author’s personality. In my opinion, the training of personality is much more important than the training of composition skills. In the great poets, the personality is clearly shown even in the issues seeming not worth to be talked of or to have nothing to be said about. Those great poets, though living and composing in different times, spaces or regimes, still meet one another in the explanation of great issues which are fairly uniform and concrete. I also often attach special importance to the wisdom in verses. I have found the poetic wisdom model in the Liturgical Books of the religions, chiefly the Old Testament, the Veda and the epics such as Iliade, Mahbharata…In nature, they were psalms so supernatural that many people in the later generations have had doubts about their authors’s presence on the world. Those classic works has supported poetry to survive all the worst time limits of the mankind; and supported the readers to be wiser and nobler which the majority of the contemporary poets can’t perform.

 

2- How do you assess the poetries in the North and the South of  the past as well as the poetries at home and abroad of today, especially from the viewpoint of a man not standing in the same political-geographical region (for example, a person living at home looks at the overseas poetry, or a person living abroad reads the domestic verses)

 

- MVP: I don’t think of the poets’ geographical nature and political view. I just pay attention to concrete works. There was a tragic time to poetry when poetry was just like poetry, or more correctly, it was just a kind of “false poetry”. Someone can adduce any mission of poetry to strongly plead for that poetic nominal abusiveness, but I would like to refuse to discuss with him. I’ll calmly wait for the time when our national literary history has a very severe liquidation to fix a value to the poetry of that time. I don’t make any assessment of the “two region’s poetries” because it is not necessary but have a brief comment : In that time, Northern poetic composers were like an arsenal’s workers, who day and night forged their verses so that each line of their verses could become “a bullet to be fired at the enemy’s head”. Some of them came to the verses of Maiakovsky, Aragon, Neruda…just to learn how to machine their verses into bullets. Also in that time, in the South, a famous poet bore an aspiration of marching to the North for “the bayonet full up of blood to be washed in West Lake’s water” ect. And there were many poems mentioning the outpost’s soldiers taking pity on their old mothers killed by the enemy’s bullets and missing their sad black-eyed girl-friends in blue dresses (the models remaining from the time of New Verses)...When enforcedly or willingly standing behind the non-poetic purposes, poetry will simply be a tool, not poetry any more though it is very useful. Even poet Henric Heine when using his verses to attack the then German dictatorship with the lines : “Throwing the fatherland into the blazing flames and boiling water / And boasting about an unreal universe / you are spat as a gang of deceivers / and mocked by the whole world as “raving idiots” ect, it doesn’t mean he was composing verses, though Heine is a famouse poet (in my memory, poet Te Hanh translated this poem). Time flies but it leaves very few poet titles to the poetry of Vietnam in general. Therefore, in my opinion, we shouldn’t make a clear cut as the Northern poetry or the Southern poetry, the overseas poetry or the domestic poetry. We should just recognize a sad reality that there are rarely concrete figures for us to present for a “bet” on our national spirit.

 

3. What is an interesting poem in your opinion? Please, give an example (not with yours) and explain it.

 

- MVP: As to this idea, I have stated above already. An interesting poem or even an interesting line of verse will make the reader wiser and nobler. I would like to pick out by mere chance a line of verse from a deceased poet : “Afer falling down...my dear, I was still on the ground !” (An improvised line of verse from poet Duy Khan, when he got a fall in the drunk state).

 

4. What is a mediocre poem in your opinion?Please, give an example and explain it.

 

- MVP : In my opinion, it is not necessary to put forth this question though not all the poetic composers understand what is a mediocre poem. Because, it is an evident truth : what is not interesting will be mediocre. As to poetry, a so-so, passable, tolerable poem means a mediocre poem.

 

5. There are many ideas opposite to one another on the Vietnamese poetry nowadays. In general, do you get disappointments or hopes on it ? Why?

 

- MVP: We are standing on a poetry base which is rather low and not stable in theory. The majority of the poetic composers are weak in knowledge, culture and skills of a modern poet. Now, most of us still stick to their  emotion, instinct and enthusiasm of “performing” verses. That the reality creates interesting verses is just a matter of luck, and in  the modern poet community, there will not be any place for us if there is not a strong impact to this languid situation.

 

6. What do you think about the Post-modernism trend in poetry ? What is the Post-modernism trend’s influence on some current poetic flows such as the Sai Gon young poetry, the mocking poetry, or on some concrete authors?

 

- MVP: Post-modernism is one of the pioneer trends appearing over half a century ago. It advocates the breaking of the uniform rationality, the monopolar nature, the overall ruling nature ect to set up a multipolar and multi-stratum world ect. As to the purpose, Post-modernism is just a transitional period to reach the agreement and unity at a higher level, too ect. It affects not only literature but also movie, architecture, music and painting ect. The verses of Post-modernism appeared in the condition that Post-modernism newly shot forth in Vietnam but it has created a public opinion in the literary life. It helps new writers know their position and course; and, it even helps the former generations know how to get tired of themselves, too.

 

7. We can’t avoid mentioning the experimental tendencies such as the language poetry, the concrete poetry, the performance poetry ect. What do you think about them, opposing or supporting?

 

- MVP: All the composition tendencies are very necessary and enrich our poetry. Now we still have doubts because there are very few talents for the persuasive “experiments”. The term “experiment” here, in my mind, is not used properly and fairly by us for the successful works. Of course, in the civilized time, the discoveries and creations will be encouraged and supported. But the boundary between the real talent and the mediocrity, vulgarity in the art is often difficultly recognized.

 

8. How about the translation of the world verses into Vietnamese, sir ? What should we do for the readers to know more about the foreign verses ? What foreign poet’s works do you often read or what foreign poet affects you most ? On the other hand, what about the introduction situation of Vietnamese verses to the world?

 

- MVP: The translators who have translated the world verses into Vietnamese have a great merit to the contemporary poetry. But reading many foreign poets’ works translated by only one Vietnamese translator, I often found the same voice in the use of language, rhythm ect while every poet clearly has his own style. The verse translation is by its nature is a problem, because it is the matter of heart and soul. There are rare cases as the same as the translator – poet Hoang Ngoc Bien who has found the specific style in Joseph Brodsky’s verses. At present, fairly many young poets and readers are able to read foreign verses in original. That is the best way to receive real verses. As the same as other poets, I have also experienced the transitional phases. In each new period, I often seek to read the foreign poets’ works close to me so that I can receive a certain encouragement as well as a suggestion to be able to discover new things. But, I haven’t liked any poet completely and I myself find that I have never been affected by any of them yet.

 

9. What role does the poetic review and argument act in the poetry development? What about the verse introduction, publication and propagation nowadays? Is there any article, book, project or conference on verses in the recent time that you have read or observed and felt most interesting? Why?

 

- MVP: I don’t want to talk about the review and argument’s role to poetry, because I am wondering whether we have had a literary review argument base or not? I myself see that I am never indifferent to the Vietnamese poetry (because I am composing Vietnamese verses now !). But to tell the truth, though I always make a careful observation, until now I have never been surprised at, or at least my heart has beaten faster than usual due to any poetic phenomenon, though there are rather many poetic phenomena in our country.

 

10. The poet and his social responsibility: What do you think about this issue?

 

- MVP: Verse is the sounds of Nature : the wind’s blowing, the bird’s singing, the volcano’s eruption, the wave’s rise, the rock’s slide... is the time of sexual excitement, the Male prancing onto the Female... Upon my poetic creation, I never think of any responsibility or mission at all.

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

  





Tranh của Rafal Olbinski 











BÀI KHÁC
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị