image advertisement
image advertisement





























 

Thơ Oleg Ananyev (Cộng hòa Belarus) - Nguyễn Hồ Thái dịch từ tiếng Nga

Oleg Ananyev (Cộng hòa Belarus)

Nguyễn Hồ Thái dịch từ tiếng Nga

 

 

Nhà thơ Oleg Ananyev

 

 

 

 

Nhà thơ Ananyev Oleg Valentinovich, sinh ngày 12/9/1955, tại thị trấn Mordovo, vùng Tambov (Nga). Sống tại thành phố Gomel (thành phố lớn thứ hai của Belarus) từ năm 1957. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường đại học tổng hợp Francysk Skaryna, Gomel. Oleg Ananyev từng là nhà thiết kế đồ họa, người đề xướng trong Hội Tri thức Belarus, giáo viên văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật thế giới, giám đốc phòng trưng bày nghệ thuật của BSH, phó giám đốc Thư viện khu vực Gomel. Ông là hội viên Hội Nhà văn Belarus, Hội Nghệ sĩ Belarus, Liên đoàn Nhà văn và Nghệ sĩ quốc tế; đồng thời là nhà phê bình nghệ thuật, nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch, nhà sử học địa phương. Oleg Ananyev là tác giả của một số tập thơ, người khởi xướng và tuyển chọn cuốn sách "Исповедь в красках" (tạm dịch: “Lời thú nhận trong màu sắc”, gồm 86 chương viết về các nghệ sĩ ở thành phố Gomel), "Золотые купола" (tạm dịch: "Những mái vòm vàng". Viết về các nhà thờ ở Gomel); người khởi xướng và đồng tác giả dự án văn học nghệ thuật của Thư viện khu vực Gomel nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng vĩ đại "Живая память моей семьи" (tạm dịch: “Ký ức sống động của gia đình tôi”), đồng tác giả của tuyển tập vở kịch "Последователи Макаёнка" (tạm dịch: “Những người theo dõi Makayonka”). Đạt giải trong hơn 10 cuộc thi văn học ở các hạng mục “thơ” và “văn xuôi” (trong đó có hai lần mang tên Kirill Turovsky – “báo chí”). Ông đã được Bộ Văn hóa Cộng hòa Belarus trao tặng Huy hiệu Danh dự “Vì những đóng góp cho sự phát triển văn hóa Belarus”.

 

 

 

Biểu tượng

 

Những vần thơ dâng Mẹ

 

Tiếng đàn Accordion tuổi trẻ -

Giống như ngọn lửa hoa cà

U sầu và tâm nguyện đã xa...

Khêu gợi con bao nhiêu nỗi nhớ,

 

Nhanh lên, nhanh lên vào cỗ xe đó –

Đến ngay nơi quả chuông đang reo;

Cho con lên chuyến tàu tăng tốc,

Thanh lọc con tinh khiết thiên đường.

 

Nỗi buồn này không thể nguôi quên...

Khoảng cách sẽ nuôi con bằng ánh mắt

Chim chóc và người uống nước bầu trời,

Đâu là ngã tư của nhiều số phận...

 

Khu vườn lặng im bỗng nhiên xào xạc -

Vui vẻ như đang ôm cô nàng Tomboy*.

Cây lá che ngay mái tóc bạc của tôi

Cả vỏ cây và vòm xanh xáo động.

 

Tôi lại hóa trẻ thơ chân trần bé bỏng -

Tha thẩn trong khu vườn dạo chơi

Hương táo chín la đà thơ mộng

Thơm như mùi vạt áo của mẹ tôi...

 

* Nhân vật trong phim hoạt hình cùng tên “Tomboy” của đạo diễn Pháp Céline Sciamma. ND

 

 

 

Ngôi đền trí tuệ

 

Tôi bước vào thế kỷ thứ hai,

Thời đại này qua thời đại khác,

Vững niềm tin, cuộc đời phó thác

Như tuyết trắng phủ trên ngôi đền,

 

Tôi không dám nâng cao ước muốn

Lên cột mốc, tới những vì sao

Tôi không muốn để mình lạc lối

Nơi thế gian ta ở cùng nhau.

 

Những cột mốc dẫn tới khoảng cách:

Có niềm vui và những nỗi buồn

Mỗi dấu chân như từng trang sách

Cho cuộc đời thêm ý nghĩa hơn.

 

Qua chông gai dẫu bao bi kịch,

Để tan băng, sưởi ấm tâm hồn,

Mọi nẻo dẫn đến ngôi đền Trí Tuệ -

Đã thân quen từ thuở đầu đời.

 

Niềm vinh quang hiển lộ trong tôi

Sông ngầm chảy và đại dương réo gọi,

Ngọn đuốc sáng không lụi trong bóng tối,

Ngôi đền linh thiêng trên mảnh đất quê hương!

 

 

 

Những bài thơ

 

Số phận con người là con đường khúc khuỷu

Để yêu tin.

Đôi khi lang thang trong góc tối im lìm

Thật rầu rĩ.

Cảm nhận được những vì sao có mang hương vị

Thế rồi sao

Mưa rơi vào trái tim - như thể

Vào chính nơi bí ẩn xôn xao.

Rồi bạn nhẹ nhàng ôm lấy ngọn cỏ

Như ôm một người bạn quen thân.

Bỗng thấy như nỗi buồn mong manh

Hóa thân thương như người chị gái.

Bạn sẽ nhận ra nhân tình thế thái

Đều ân cần, gần gũi liên quan.

Như đồng rúp trao đổi dễ dàng

Hay đồng zloty Ba Lan đặt cược?

Mọi câu hỏi đều đặt bày phía trước

Để mọi người cân nhắc, nâng lên.

Qua thời gian hạnh phúc lâu bền

Cầu mong bạn tự tin mong ước.

 

 

 

* * *

 

Cây sồi tỏa bóng xuống vườn...

Dường như dáng mẹ thân thương bên nhà.

Cô đơn yên lặng tan nhòa,

Mẹ thành ánh sáng bao la gọi về...

 

Tuổi thơ của mẹ đã nghe

Từ trong nguồn cội câu thề nước non

Trần gian đau khổ vẫn còn

Nương nhờ Thiên Chúa giữ tròn đức tin.

 

Mẹ Maria tỏa ánh nhìn

Ngày đêm thanh lọc trăm nghìn điều sai

Nhân gian qua những đêm dài

Ánh sao dẫn tới ban mai huy hoàng

 

Khóc-cười lòng mẹ đa mang

Vượt qua hiểm ác muôn vàn điêu linh

Ở nơi con biết phận mình

Qua giông tố được tái sinh phượng hoàng.

 

 

 

* * *

 

Dệt từ cảm xúc mong manh

Gom bao chờ đợi mới thành mùa xuân,

Ngoại ô giấc mộng quây quần

Bao nhiêu bí mật dự phần hân hoan

 

Ôm nhau trong giấc mơ vàng,

Mặt trời, đồng cỏ, mơ màng dòng sông...

Nào quên hoa thắm trên đồng

Tiếng chim vẫy gọi ngóng trông người về…

 

Lối xưa bóng nắng còn hoe

Thiên đường năm ngoái có nghe đôi lần? 

Hoàng hôn cám dỗ dự phần

Rễ cây dương xỉ lần khân phận mình.

 

Chòm sao ham muốn làm thinh

Trong mơ có nhận ra mình hôm qua...

Gặp nhau ở ngã tư xưa

Màn sương mờ tỏ lưa thưa bóng mình.

 

 

 

* * *

 

Dòng sông tan chảy dâng đầy,

Nước đọng thành vũng soi cây thì thầm...

Ước gì che kín mùa xuân,

Bao khu vườn tược quây quần lá hoa?

 

Giấc xuân xào xạc la đà,

Bóng mây phiền nhiễu bay qua mặt hồ

Đức Mẹ áo trắng hiện ra,

Như ngọn nến sáng chói lòa ban mai.

 

Gió xuân cất tiếng ngân dài,

Ước mơ nâng sức trẻ trai phi thường

Hồn ta quy tụ muôn phương.

Sáng trong lồng ngực thiên đường tình yêu.

 

 

 

* * *

 

Thời đại sấm sét

Bạn khác biệt khi nào?

Im lặng, vâng lời, không tì vết?

Trong hoài nghi bài viết,

Trên tấm bảng nhô ra

Trong số những người không gương mẫu.

Lẽ nào bạn lại là người xấu.

Thẩm phán của bạn là ai?

Hoặc những người không thích nắng mai

Trong sự tàn phá của lòng tốt

Con quạ đang bay lòng vòng,

Ai cảm thấy buồn khi không có tiền vàng?

Nhưng rỉ sét không tàn phá được Vẻ đẹp:

Thời gian trôi, ánh sáng không bao giờ tắt,

Sức mạnh phi thường - đức tin khát vọng.

Cho những ai đang yêu đương mong ngóng

Những câu chuyện xa xôi -

Nhiệm tích Xưng Tội

Là nghi thức muôn đời.

 

 

 

* * *

 

Sự thù hận vô nghĩa

Con đường thật đáng ngại và đầy đe dọa -

Bóng ma xám xịt những cuộc chiến vẫn đang rình rập.

Hãy để khu vườn của lý trí

Tô màu cho thế giới vào lúc bình minh -

Trong màu hi vọng, niềm tin không thể tắt!

 

Qua những mái nhà

Thâm nhập - lời thì thầm của các vì sao

Và ánh sáng - soi tới đáy giếng tâm linh.

Ngay khi bạn có thể nghe thấy:

Âm thanh của trái tim lặng lẽ và giản đơn,

Bài hát trong huyết quản vọng về trung tâm.

 

Giữa rừng thẳm và dòng sông,

Giữa mùa đông và mùa hè cay đắng -

Nhà thờ Polesie* –

Một thành trì của niềm tin và hi vọng.

Là lá bùa chính yếu,

Ánh sáng tuôn chảy từ tâm hồn

Phía cội nguồn dân tộc Belarus -

Nhìn chằm chằm về hướng sao Kim!

 

* Nhà thờ Polesie để vinh danh Thánh Tikhon, Thượng phụ Moscow và toàn Nga. ND

 

 

 

* * *

 

Lúc đó tôi hơn một tuổi...

Tên phát xít - kẻ bày trò,

Hắn tung tôi lên không khí

Rồi chìa ra một lưỡi lê.

 

Bỗng đâu một con chim trắng -

Người mẹ nhanh nhẹn của tôi

Lao tới đẩy tên phát xít

Cứu tôi, thần chết kề nơi

 

Không đâu, chuyện này bạn ơi

Tôi chỉ thấy trong giấc mộng,

Như vang khắp cả hành tinh

"Mẹ đây!" Tiếng con chi hét...

 

Thức dậy, tiếng hét còn vang

Lặng im với nhiều dấu hỏi...

Hình bóng mẹ tôi dịu dàng

Bừng sáng trên bức tường tối...

 

Giấc mơ lạ lùng thúc hối:

Cầu mong tôi không ở trong

Mẹ tôi sống trong ký ức,

Tôi luôn thấy mẹ trong lòng

 

Nhịp đập, một dòng máu đỏ,

Ánh sáng ấm áp trong tim...

Tóc bạc - không! - Con chim trắng

Bay khắp hành tinh đi tìm!

 

 

 

 

 

 

ОЛЕГ АНАНЬЕВ

 

 

 

Ананьев Олег Валентинович

 

Родился 12.09.1955 года в г.п. Мордово Тамбовской области (Россия). В Гомеле проживает с 1957 года. Окончил Гомельский госуниверситет им. Франциска Скорины, филолог. Работал художником-оформителем, референтом в Обществе «Знание», учителем мировой художественной культуры, изобразительного искусства, директром художественной галереи БСХ, заместителем директора Гомельской областной библиотеки. Член Союза писателей Беларуси, Белорусского союза художников, Международного союза писателей и мастеров искусств. Искусствовед, поэт, прозаик, публицист, драматург, краевед. Автор нескольких поэтических сборников, инициатор и автор издания книг (при поддержке властей) «Исповедь в красках» (86 именных глав о гомельских художниках), «Золотые купола» (о храмах Гомеля); инициатор и соавтор литературно-художественного проекта Гомельской областной библиотеки к 70-летию Великой Победы «Живая память моей семьи», соавтор сборника пьес «Последователи Макаёнка». Лауреат более 10-ти литературных конкурсов в номинациях «поэзия», «проза» (в т. ч. дважды – имени Кирилла Туровского – «публицистика»). Удостоен Почётного нагрудного знака Министерства культуры Республики Беларусь «За вклад в развитие культуры Беларуси».

 

 

 

ИКОНА

 

Цикл стихв посвящается Матери

 

Певучей юности гармонь –

Как тот сиреневый огонь

Сердечной, давнишней истомы…

Вновь ностальгией я влекомый,

 

Скорей, скорее – в тот вагон –

Туда, где колокольный звон;

Умчит меня желанный поезд,

Где чистотой небес омоюсь.

 

Неутолимая печаль…

Глаза мои накормит даль,

Где пьют из неба птицы, люди,

Где перекрестки многих судеб…

 

Зашелестит притихший сад –

Он с сорванцом обняться рад.

Укроют вмиг мои седины

И крона, и коры морщины.

 

Я, как младенец, снова гол –

И в лоно сада – как в подол:

Так пахнут яблоками сладко

Подола маминого складки…

 

 

 

МУДРОСТИ ХРАМ

 

Я вступил во второй уже век,

Из одной эпохи – в другую,

Уже лёг на виски белый снег,

Уже вера крепка, жизнь иную

 

Не хочу пожелать, вознести

В ранг созвездия: вехи златые

Не давали мне сбиться с пути,

И они всегда рядом, земные.

 

Верстовые столбы ведут вдаль:

Книг прочитанных вереницы.

То улыбку несут, то печаль

Благодатные их страницы.

 

Через тернии жизненных драм,

Чтоб оттаять, душою согреться,

Все пути ведут в Мудрости храм –

Он знаком нам всем с раннего детства.

 

Славен будет, открывший во мне

И моря, и подземные реки,

Светоч лет, негасимый во мгле,

Храм души родной библиотеки!

 

 

 

ВЕРШЫ

 

Судьба человеческая – каменистый путь

К вере.

Иногда блуждаешь в тёмных закутках

Неверья.

То чувствуешь созвездий вкус,

А потом

Дождь льётся в сердце – будто так,

Втайне.

То обнимаешь нежно траву

Роднёю.

То вдруг считаешь хилую скорбь

Сестрою.

Всё стремишься смысл распознать

Забот.

Ты грош, который легко сломать,

Иль злотый?

Все вопросы в высь, в простор

Взняты.

Чтобы непрестанный был твой путь,

Упорный.

 

 

 

* * *

 

Бросает дуб кружевную тень…

Кажется, что мать прмсела у дома.

В её руках растаял одинокий день,

Зажцвёл огонёк свечи... Икона...

 

Она с младенчества осеняет судьбу,

Ведёт, ведёт к родному порогу.

Я в долгу за бесчисленность слёз,

За то, что часто был за пазухой у Бога.

 

Мадонны взор мне не позабыть –

Мамин – укоризненный, очищающий.

В жизненном море смог я быстро плыть

Под звездой путеводной, рассветной.

 

Мамин дом – и смех, и плач, и храм,

Что крылья подарил, чтоб взмыть над злом.

Я ощутил, что только там

Могу, как феникс, возрождаться.

 

 

 

* * *

 

Сотканные из хрупких чувств

В начале долгожданной весны

Мечты на окраине распутий

Пробуждают тайные сны.

 

Обнимаем мы во снах всё вокруг –

Солнце, речку и пойменный луг…

Не забыть нам цветастое поле,

Птичий взмах обнимающих рук…

 

Только можно ль в былое вернуться?

В тот малиновый прошлогодний рай?

Но вновь в сумерках бередит соблазн:

Цветок-папоротник в судьбе найди.

 

В созвездии негасимых желаний

Свои мечты смогли мы узнать…

Снова на перепутье давних свиданий

Силуэты наши мерцают.

 

 

 

* * *

 

Льются полноводные талые реки,

Высыхают в лужах остатки воды…

Где найти весною целебные лекарства,

Чтобы зашлись в цветах дремлющие сады?

 

Страшно сон дрожащий шорохом нарушить,

Грезы синим облачком над водой плывут…

Предстает мадонна в белом одеяньи,

Свечой полупрозрачной в утренней мгле.

 

Весенние призраки – эхо молодости,

То, что не сбылось, сияет в сумрачных снах.

Кто-то соединил нашу душу на небесах.

Снова любовь юношеская мерцает в груди.

 

 

 

* * *

 

Век грозовой,

Когда другим ты был?

Молчаливым, послушным, безупречным?

На письменах циничных,

На торчащем табло

Ты снова в числе грязных, не образцовых.

Ты снова уродлив.

А судьи твои кто?

Не те ли, кому с солнцем не уютно?

В руинах доброты

Кружится воронье,

Кому без золота и денег мутно.

Но не погубит ржавчина Красоту:

Свет не погаснет, пройдет время,

Есть неземная мощь – стремление к вере.

Для тех, кто любит,

Бессмертное сказание –

Святая исповедь, как седая сага.

 

 

 

* * *

 

Бессмысленной вражды

Зловещ и грозен след –

Грядущих войн маячит призрак серый.

Пусть разума сады

Окрасят мир в рассвет –

В цвета надежды, негасимой веры!

 

Сквозь черепицу крыш

Проникнут –  шёпот звёзд

И свет – до дна душевного колодца.

Лишь только ты услышь:

Звук сердца тих и прост,

И в русле вен о главном песня льётся.

 

Среди лесов и рек,

Средь горьких зим и лет –

Полесский храм –

Оплот надежды, веры.

Как главный оберег,

Души струится свет

Над Белой Русью –

Зоркаю Венерой!

 

 

 

* * *

 

Мне было чуть больше года…

Фашист тот, видать, шутник,

Швырнул меня до небосвода

И выставил острый штык.

 

Рванулась, толкнула фрица,

Успела у смерти отнять

В тот миг поседевшая птица –

Моя быстрокрылая мать.

 

Да нет же, историю эту

Лишь только во сне увидал,

Но помню: на всю планету

Я «ма-ма!» тогда прокричал…

 

Проснулся, а эхо всё длилось

В разорванной той тишине…

И мамино фото светилось        

Иконой на тёмной стене…

 

А сон этот вовсе не странный:

Пусть не был я в адском огне,

Но память в крови моей мамы,

А значит – она и во мне

 

Пульсирует, ало струится,

Храня в сердце свет и тепло…

Седая – нет! – белая птица

Над миром вздымает крыло!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị