Truyện ngắn và thơ Mansur Zhumaev (Uzbekistan). Mai Văn Phấn dịch từ tiếng Nga

Mansur Zhumaev (Uzbekistan)

Mai Văn Phấn & Văn Trung dịch từ tiếng Nga

 

 

Nhà thơ, dịch giả Mansur Zhumaev

 

 

 

CON SÓI ALPHA

 

- Em có thể gọi nó là Alpha không? - Tôi hỏi anh trai khi anh vừa mang về một con sói nhỏ sau cuộc đi săn.

 

- Thì cứ gọi nó như em muốn - Anh trai tôi trả lời và cởi khẩu súng săn đang đeo trên vai, sau đó treo lên sân thượng, nơi có nhiều ánh nắng nhất trong ngôi nhà.

 

- Hãy cẩn thận. Nó vẫn là một con sói đấy.

 

- Vâng - Tôi đáp. Tôi nhẹ nhàng và tỏ ra thích thú vuốt ve bộ lông xù xì của con sói nhỏ. Nó cũng nhìn tôi với đôi mắt nhỏ, tròn xoe và sắc bén, gợi tôi nhớ đến hai ngọn hải đăng đang cháy trong bóng tối.

 

Tôi nhận trách nhiệm chăm sóc chú sói nhỏ này. Alpha đã nhanh chóng quen thân tôi. Nó lớn nhanh và không mấy chốc đã thành một con thú lớn với bộ lông xám cùng móng vuốt. Tất cả những con chó trong làng, nhìn thấy nó, ngay lập tức lùi lại và chạy biến đi. Nói chung, không chỉ hàng xóm, ngay cả gia đình tôi cũng không được lại gần chú sói ấy. Nhưng nó vô hại. Càng ngày trông nó thật đáng sợ. Tiếng đồn thổi về một chú sói con của tôi đã trưởng thành lan đi khắp vùng.

 

Rồi Alpha sinh con vào mùa hè năm ấy. Nó sinh được bốn con. Nhưng những đứa con của nó lại giống những chú chó nhỏ, không phải sói. Con sói mẹ chỉ cho mình tôi được gần lũ con của nó. Sói Alpha là thế đấy!

 

Nhưng hai ngày sau, một trong những con chó con của nó bỗng mất tích. Con sói mẹ thậm chí còn không tru lên theo bản năng. Kỳ lạ thay, nó chưa bao giờ có biểu hiện như thế.  Phải chăng tôi đã đưa một con chó con cho chủ mới nào đó? Ôi, không, Alpha sẽ không bao giờ để điều đó xảy ra. Nó không cho phép bất cứ ai đến gần lũ con của nó. Nhưng tại sao thế nhỉ?

 

Lại một con chó con khác nữa biến mất vào ngày hôm sau. Tôi nghi ngờ đi dò hỏi từng gia đình, gặp gỡ từng người. Nhưng vô ích. Bí ẩn về những chú chó con mất tích vẫn chưa được giải đáp. Tất nhiên là rất lạ. Hay chúng tự giết nhau?

Một ngày sau nữa, lại biến mất một con chó con khác. Nó dường như mất tích. Giờ đây tôi đã nghiêm khắc với bản thân mình. Tôi cần phải giải mã bí ẩn này bằng mọi cách. Nếu không, tôi có thể mất con sói con cuối cùng, mà lại là con đực nữa chứ. Vậy đơn giản thôi, tôi bắt đầu quan sát kỹ.

 

- Thôi đủ rồi - Cha tôi nói và đưa tôi ra khỏi chiếc cũi nhốt con sói. - Tốt hơn hết con hãy làm điều gì đó có ích hơn đi!

 

Tôi nhìn cha như dò hỏi, "việc gì vậy cha?"

 

- Đi thôi - Cha nói và dẫn tôi ra cánh đồng ngập cỏ ba lá cạnh chiếc cũi.

 

- Cha sẽ tìm cho con công việc.

 

Cha tôi bảo anh trai lấy chiếc liềm từ chạn thức ăn. Sau đó ba chúng tôi ngồi mài liềm trên một phiến đá đặc biệt.

 

- Lẽ ra cỏ ba lá cần cắt từ lâu rồi. - Cha nói ngay khi chúng tôi bắt tay vào công việc. - Không ai trong các con nghĩ về công việc này trước khi cha nhắc nhở. Lũ cỏ sẽ lan ra sớm thôi!

 

Chúng tôi cùng anh trai im lặng, quỳ xuống và bắt đầu cắt cỏ. Tôi đã cố gắng ở gần chiếc cũi. Mục đích là không để mất dấu của Alpha.

 

Chúng tôi đã làm việc được khá lâu. Mẹ tôi mang ra cho mọi người ấm trà nóng. Để nghỉ ngơi, bố, anh trai và tôi ngồi xuống gần con sông Aryk chảy dọc theo cánh đồng cỏ ba lá. Mẹ nói “Bây giờ mẹ sẽ mang cho mọi người những chiếc bánh nóng”. Vừa nói mẹ vừa đi về phía lò nướng.

 

Cỏ ba lá có mùi đắng, nhưng dễ chịu và gây cảm giác hơi chóng mặt. Mùi đất ẩm thoang thoảng dâng lên dưới những chùm rễ cây. Mỗi lần chúng tôi vung lưỡi liềm, những con bướm đủ mọi sắc màu bắt đầu bay lượn, xanh, vàng, đất nung, đỏ, đỏ hồng, hồng tươi... Ngoài ra, còn có những con gà chạy dưới chân, chúng không tụt lại phía sau dù một bước. Từng người chúng tôi nhặt những con bướm rung rinh, những con côn trùng hiếu động, cả những con châu chấu xanh cũng bị chúng tôi quấy rầy. Một con rùa như nhận thấy lãnh thổ của nó đã được dọn sạch, bèn thò đầu ra khỏi mai và từ từ đi về hướng vẫn còn những khóm cỏ ba lá chưa cắt. Tôi không còn để ý đến những lời trách móc của cha tôi và những cái gật đầu tán thành của anh trai. Tất cả sự chú ý của tôi đều dành cho con rùa đang đi về hướng cái cũi của Alpha mà tôi và anh trai tôi đã xây bằng gạch ẩm dưới gốc cây dâu. Nhìn con rùa thò đầu ra giống như bàn tay nhăn nheo rũ xuống của một bà lão đang di chuyển chậm chạp, trông cũng giống như một đứa trẻ mới chập chững biết đi. Tôi vô tình nhìn thấy một bức tranh kỳ lạ và khủng khiếp diễn ra trước cửa chiếc cũi. Tôi bất giác kêu lên kinh hãi:

 

- Ch...a...! Nhìn kìa!

 

Cha đột ngột quay đầu về hướng tôi chỉ và bất giác ông bị sặc trà nóng.

 

Anh trai tôi cũng sững người, mở to đôi mắt.

 

Tôi chạy về phía chiếc cũi, vội hét lên khi mọi việc đang diễn ra: "Alpha, dừng lại, hãy để nó đi!" Nhưng tôi đã đến muộn... Nói một cách dễ hiểu, hóa ra chính con sói Alpha đã ăn thịt đàn con của mình. Nó cũng vừa mới gặm miếng cuối cùng. Cha tôi chạy những bước dài đến chiếc cũi và dùng hết sức đá vào mõm con quái vật. Con sói Alpha lăn lộn trong không trung và uốn cong chiếc mõm, rồi nằm sấp trên mặt đất. Từ cú đá tiếp theo của cha, những giọt nước mắt xuất hiện trong mắt Alpha đã ngừng chảy...

 

Ngày hôm sau, chúng tôi buộc con sói mẹ vào một cây dâu đơn độc đứng trên một ngọn đồi phủ đầy cỏ xanh ở rìa làng. Cha nhắm từ xa và kết liễu Alpha bằng một phát súng săn. Viên đạn bay vào mõm Alpha rồi bật ra khỏi chiếc đầu con vật tội nghiệp, phá toác bộ não ra sau. Tôi và anh trai khiêng xác con sói đi thật xa rồi ném xuống một con mương thoát nước khô cạn chạy giữa con đường trải nhựa qua vùng đồi núi hẻo lánh... Nhiều năm tháng trôi qua. Chúng tôi gần như đã quên mất lai lịch của con sói Alpha. Một ngày nọ, bạn của bố tôi đến thăm gia đình tôi. Ông là một trong những thợ săn già đời và nổi tiếng là một xạ thủ điêu luyện. Trong bữa tiệc gia đình, cha tôi đã nói với ông ấy về con sói Alpha của chúng tôi. Vị khách nhai chậm miếng thịt trong miệng một lúc lâu, suy nghĩ rồi trả lời: "Rất có thể, con sói ấy đã không muốn những đứa con của nó phải ở trong tay người khác, như chính nó". “Ai mà biết được”, cha tôi nhún vai.

 

Tashkent 2013

 

(Bản tiếng Nga của Lira Pirzhanova)

 

 

 

TỨ TUYỆT

 

*

 

Em yêu ơi, không bí mật nào lớn bằng bí mật tình yêu

Không thẩm phán nào nghiêm hơn đôi mắt em yêu dấu.

Không gì tuyệt bằng cây tỏa bóng trong mùa hè nung nấu

Không có cuộc trò chuyện nào ngọt ngào hơn em, em yêu.

 

*

 

Chúa gửi hình phạt tội lỗi tới loài người:

Nỗi u sầu vĩnh cửu gặm nhấm kẻ đố kỵ,

Người khôn ngoan kiêu ngạo, trêu ngươi

Cuộc trò chuyện cùng kẻ ngốc đang đợi.

 

*

 

Bông hoa nào rồi cũng đến lúc tàn đi

Câu hỏi gặp câu trả lời, một lần kết thúc.

Và nếu cuộc gặp đợi chờ tới lúc chia ly,

Điều gì chờ đợi cuối cùng ai biết được?

 

*

 

Không giấu sự hối tiếc cay đắng của tôi

Trong khi bối rối, tôi quên lời cầu nguyện.

Người đẹp ơi, tôi  đang tìm kiếm niềm vui,

Những gì tôi đã biết thì giờ đây tôi mất.

 

*

 

Tôi rùng mình, nhìn lên bầu trời,

Mọi cảm giác cũ lại bắt đầu sôi sục:

Hương thơm cuộc đời tan cùng mưa rơi

Sao cho không lớn và thôi chưa diệp lục?

 

*

 

Nếu bạn thử bộ quần áo của khoa học,

Đọc câu chuyện thông điệp tuyệt vời:

Để hiểu trang sử tiểu vương Mansur(1),

Ibn Sino(2) luôn khao khát kiến thức.

 

(1) Mansur (961 - 976), hay còn gọi Mansur I - tiểu vương của bang Samanid.

(2) Ibn Sino (980 - 1037): nhà khoa học, triết gia và bác sĩ, đại diện của chủ nghĩa Aristotle phương Đông.

 

*

 

Bài học di truyền xác nhận điều này:

Con của con cáo cũng chỉ là con cáo.

Và con thỏ, nếu bắt chước một con sư tử,

Chỉ tạo ra tiếng cười con khỉ mà thôi.

 

*

 

Thật vô ích nếu bạn lấy váy để che trăng,

Không thể đoạn tuyệt với bóng mình, bỏ chạy

Và có thể tìm thấy của cải bằng trí tuệ,

Nhưng sự khôn ngoan không tìm thấy giàu sang.

 

*

 

Chúng ta uống rượu vang và chợt nhớ đến Thiên Chúa:

“Cuối cùng được định sẵn phần thưởng hay án tử hình?”

Khi nào, hỡi con người, anh bắt đầu sống cho riêng anh,

Không ca tụng Thiên đàng, mà phải run rẩy vì lo lắng?

 

(Bản tiếng Nga của Nikolai Ilyin)

 

 

 

Tiểu sử Mansur Zhumaev

 

Mansur Zhumaev sinh năm 1991, tại quận Mirishkor, thuộc vùng Kashkadarya, Cộng hòa Uzbekistan. Năm 2016, anh tốt nghiệp Khoa Báo chí quốc tế thuộc Đại học Ngôn ngữ quốc tế Uzbekistan (УзГУМЯ). Tác giả của tập thơ «Ок орзуларим» (tạm dịch: “Những giấc mơ trắng của tôi”, 2017), «Хайрат кушиклари» (tạm dịch: “Bài ca bất ngờ”, 2021). Hội viên Hội Nhà văn Uzbekistan.

 

 

 

 

 

 

АЛЬФА

 

– А можно я назову её Альфой? – сказал я брату, когда тот принёс с охоты маленького детёныша волка.

 

– Называй как хочешь, – сказал брат и, достав с плеча винтовку, повесил её на террасе, расположенной на солнечной стороне дома. – Только осторожно. Это всё-таки волк.

 

– Хорошо, – сказал я, нежно и с интересом поглаживая лохматую шёрстку волчонка, смотревшего на меня маленькими, круглыми, острыми глазками, в темноте напоминавшими горящий маячок.

 

Я лично принялся за его воспитание. Альфа очень привыкла ко мне. Она быстро выросла и превратилась в огромного зверя – серого, с большими когтями. Все собаки в деревне, увидев её, сразу шли на попятную и бросались наутёк. В общем, не то что соседи, даже мои домашние не могли близко подойти к ней. Но она была безобидная. У неё только вид был устрашающий. Слава о моём подросшем волчонке разнеслась по всей округе.

 

Альфа ощенилась летом. Родила четверых. Но дети её были щенятами, а не волчатами. Волчица подпускала к ним только меня и никого больше. Вот такой она была – Альфа!..

 

Но через два дня один из её щенков пропал. Волчица даже не повыла для приличия. Странно, она никогда себя так не вела. Может быть, кто-нибудь из моих передал щенка новым хозяевам? Э, нет, Альфа никогда этого не допустила бы. Она же никого к ним не подпускает. Но почему?..

 

Назавтра исчез ещё один щенок. Полон сомнений, я допросил всех домашних, каждого по отдельности. Но тщетно. Тайна исчезновения щенков всё ещё оставалась нераскрытой. Конечно, это было очень странно. Не могли же они самоликвидироваться?!

 

Через день я не досчитался ещё одного щенка. Он словно улетучился. Теперь я был настроен серьёзно. Мне нужно было раскрыть эту тайну любым способом. Не то я мог лишиться и последнего волчонка, который, кстати, был самцом. Словом, я принялся наблюдать.

 

– Хватит, сказал отец, отозвав меня от конуры, – лучше займись полезным делом!

 

Я вопросительно взглянул на отца, «мол, каким»?

 

– Пошли, – сказал отец и повёл меня на клеверное поле рядом с конурой.

 

– Я найду тебе работу.

 

Он велел брату принести серпы из кладовой. Затем мы втроем уселись их точить на специальном для этого камне.

 

– Давно надо было скосить клевер, – сказал отец, как только мы принялись за дело. – Ни один из вас не задумался об этом пораньше, пока я вас не позвал. Он ведь скоро зацветёт!

 

Мы с братом, молча, присев на колени, стали косить. Я и тут старался держаться поближе к конуре. Цель – не упустить Альфу из виду.

 

Мы работали долго. Мама принесла чай в чайнике. Чтобы передохнуть, мы – папа, брат и я присели возле арыка, который протекал вдоль клеверного поля. Мама со словами «Я сейчас принесу вам горячих лепешёк» направилась в сторону тандыра.

 

От клевера тянуло горьковатым, но приятным ароматом, который слегка кружил голову. А снизу у корней веяло запахом влажной земли. От взмахов серпа засуетились бабочки: зелёные, жёлтые, терракотовые, рыжие, красноватые и ярко-розовые... Кроме того, под ногами бегали куры, не отставая ни на шаг. Они по одному подбирали порхающих бабочек, расшевелившихся насекомых, зелёных кузнечиков, которых тоже мы потревожили. Черепаха, видя, что её территорию расчищают, высунула головку из панциря и медленными шажками направилась в ту сторону, где ещё оставался нескошенный клевер. Я уже не стал обращать внимания на упрёки отца и одобрительные кивки брата. Всё моё внимание было занято черепахой, которая шла в направлении конуры Альфы, которую мы с братом соорудили для неё из сырого кирпича под тутовником. Наблюдая за черепахой, которая высунув головку, напоминающую обвисшую, морщинистую руку старухи, двигалась неторопливо, как начинающий только что ходить ребёнок, я случайно увидел странную и одновременно страшную картину, происходившую перед конурой. Я невольно в ужасе вскрикнул:

 

– Па-па-а-а! Смотрите!

 

Отец резко повернул голову в сторону, куда указывал я, и захлебнулся горячим чаем.

 

Брат тоже застыл с широко раскрытыми глазами.

 

А я побежал в сторону конуры, на ходу выкрикивая: «Альфа, стой, отпусти его!» Но я опоздал... Словом, оказалось, что Альфа сама съедала своих детёнышей. Последнего она только что разгрызла тоже сама. Отец большими шагами подбежал к конуре и со всех сил пнул чудовище по морде. Альфа перевернулась в воздухе и, согнув морду, легла животом на землю. От следующего пинка отца остановили слёзы, показавшиеся на глазах Альфы...

 

Назавтра мы привязали волчицу к одиноко стоявшему тутовнику на покрытом зелёной травой холме у края деревни. Отец с дальнего расстояния прицелился и убил Альфу из охотничьего ружья. Пуля, влетевшая в её морду, выскочила из затылка бедного животного, вывалив за собой мозги. Мы с братом отнесли её тело далеко и бросили в высохшую дренажную канаву, которая пролегала между асфальтированной дорогой и уединённой холмистой местностью... Прошло много времени. И мы уже почти забыли про историю Альфы. Как-то раз к нам заехал в гости папин друг. Он был из числа старых охотников и прославился как искусный стрелок. За дастарханом папа рассказал ему про нашу Альфу. Гость, долго жуя мясо во рту, задумался и ответил: – Скорее всего, волчица не захотела, чтобы её дети оставались в руках людей, как она сама. – Кто знает, – пожал плечами отец....

 

2013, г. Ташкент

 

Перевод Лиры Пиржановой

 

 

 

ЧЕТВЕРОСТИШИЯ

 

*

 

Нет тайны большей, чем любви секреты, дорогая,

И судей строже, чем любимых глаз запреты, дорогая.

Нет лучшего, чем тень деревьев летом,

И нет милей с тобой беседы, дорогая.

 

*

 

Бог за грехи всем наказанье шлет:

Завистника тоска извечная грызет,

А мудреца, что стал высокомерным,

Беседа с дураком настырным ждет.

 

*

 

Любой цветок когда-то засыхает,

Вопрос, найдя ответ, когда-то отмирает.

И если ждет в конце разлуки встреча,

То что в конце той встречи ждет – кто знает?

 

*

 

Я горьких сожалений не скрываю,

В смятении молитву забываю.

Моя красавица, я все ищу усладу,

Что знал с тобой и что теперь теряю.

 

*

 

Я содрогался, видя неба твердь,

Все чувства прежние вновь начали кипеть:

Когда с дождем нисходит запах жизни,

Как не расти и как не зеленеть?

 

*

 

Коль примеряешь ты науки одеянье,

Прочти истории великое посланье:

Чтобы постичь страницы Ибн Мансура,

Премудрого Сино потребно знанье.

 

*

 

Урок генетики все это подтверждает:

Дитя лисы лисицей лишь бывает.

А кролик, если подражает льву,

Лишь хохот обезьяний вызывает.

 

*

 

Луну напрасно юбкой прикрывать,

Нельзя отрезать тень – и убежать,

Возможно мудростью найти богатство,

А вот богатством мудрость не сыскать.

 

*

 

Вино вкушая, мы вдруг вспомнили о Боге:

«Награда или казнь нам суждена в итоге?»

Когда же, человек, своим ты жить начнешь,

Не льстясь на рай и не дрожа в тревоге?

 

Перевод с узбекского Николая Ильина.

 

 

 

 

Мансур ДЖУМАЕВ

 

Мансур Джумаев родился в 1991 году в Миришкорском районе Кашкадарьинской области, Узбекистан. В 2016 году окончил факультет Международной журналистики Узбекского государственного университета мировых языков (УзГУМЯ). Автор сборника стихов «Ок орзуларим» («Мои белые мечты», 2017), «Хайрат кушиклари» («Песни удивлении», 2021). Член Союза писателей Узбекистана.

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 4 5  ... 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị