image advertisement
image advertisement





























 

Biết trông cậy vào ai? (trao đổi) - Vũ Hùng Anh

Biết trông cậy vào ai?


 

Vũ Hùng Anh

 

Lâu lâu ở Việt Nam lại rộ lên một cuộc tranh luận văn chương. Theo dõi kỹ, tôi thấy đó là những cuộc tranh luận nảy lửa. Nảy lửa vì sự xỉ vả và bôi bẩn nhau chứ không phải là nảy lửa vì đi đến cùng của sự sòng phẳng và học thuật. Mấy ngày nay, trên rất nhiều trang mạng cá nhân, ông Trần Mạnh Hảo lại dùng phương pháp tranh luận mà ông đã xuất xưởng hơn chục năm nay rồi.

 

Đó là phương pháp gì? Những người viết trong nước đã gán cho ông Hảo rất nhiều danh hiệu : “nhà phê bình cắt xén”, “nhà phê bình cả vú lấp miệng em”, “nhà phê bình tù mù”, “nhà phê bình chọc tiết lợn”, “nhà phê bình thiến sót gà”... và vô kể những danh hiệu khác mà tôi không dám nhắc đến vì quá... tục. Bây giờ lại thêm một danh hiệu mới : “nhà phê bình phán rơm” do ông Liêu Thái sáng tạo ra.

 

Trước khi nói đến mấy điều, tôi xin bàn vui về chuyện ông Hảo bắt bẻ ông Liêu Thái là cái danh hiệu “phán rơm” của do ông Liêu Thái đặt ra không có trong từ điển nào. Quái lạ, ông Hảo vốn có làm thơ và viết phê bình văn học và lại luôn luôn dạy dỗ người khác như mọi người thấy mà sao không hiểu một điều đơn giản nhất là mỗi thời đại lại có nhiều danh hiệu hay thuật ngữ hay từ mới được sinh ra? Ví dụ như mấy chục năm trước kia làm gì có từ blog. Nói chơi một chi tiết nhỏ để thấy sự hiểu biết của ông Hảo đến đâu rồi. Vậy nên, không nói về ông Hảo nữa. Mắc cười quá.

 

Trong mấy ngày qua, có lẽ mới chỉ thấy bài viết của ông Liêu Thái là có học thuật và bình tĩnh cho dù cái danh hiệu ông Liêu Thái gán cho ông Trần Mạnh Hảo tôi cũng chưa hiểu rõ. Chưa hiểu rõ có lẽ là do tôi chưa tìm hiểu kỹ. Có phải cái gì xuất hiện mình đã hiểu đúng hay hiểu đầy đủ đâu. Nói về ông Hảo là nói sự thật về một cá nhân trí thức ở Việt Nam. Còn sau mỗi bài của ông Hảo là ào ào một dòng thác lũ phản hồi. Thế nhưng có một điều quái dị là rất ít thấy những người phản hồi xưng danh thật. Hầu hết các phản hồi này hoặc nặc danh hoặc giấu tên thật, thay vào đó là một cái nickname vô thưởng vô phạt. Nội dung của hầu hết phản hồi này là chửi một người nào đó không đứng về phe ông (bà) chủ trang mạng chứ không hề có một chút trữ lượng học thuật và văn hóa nào cả. Cách phê bình của ông Hảo và cách phản hồi kiểu đó cho thấy một xã hội kém văn hóa và hừng hực hận thù nhau. Tôi tin, hầu hết các phản hồi liên quan đến các cuộc tranh luận văn chương là do mấy ông bà nhà văn, trí thức viết chứ những người làm công việc khác rỗi hơi đâu mà đọc rồi bôi bẩn nhau như thế. Tôi trộm nghĩ, mình mà lỡ mồm lỡ miệng thì chết với đám người này. Nhà văn như thế mà trong nước suốt ngày hô hào viết tác phẩm “ngang tầm thời đại”. Nhưng có lẽ nó nhảm nhí ngang tầm thời đại của nó thật.

 

Ai đẻ ra cái thời đại nhảm nhí này? Đấy chính là cái nền giáo dục XHCN ở trong nước. Nghĩ mà thương cái xứ mình. Người lao động thì cực nhọc mà lại quá nhiều oan ức, còn đám nhà văn thì như vậy.

 

Biết trông cậy vào ai?

 

V.H.A

(tienve.org)

 

BÀI KHÁC
1 2 
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị