Đắc “tâm không” có thành
Phật?
Đông La
Là người làm thơ ai cũng thích được đồng cảm, được khen ngợi,
nhưng mà khen không đúng, tức tán quá, sẽ làm khổ người làm thơ.
Như trường hợp ông Mai Văn Phấn gần đây. Ông nhà thơ này viết:
Bông hồng sớm nay mình anh thấy
Tiếng chim hót tỉnh giấc
Tạ ơn con đường dẫn anh đi
Mây trên cao
Lá cây rơi
Cả những gì chưa hiện hữu
(…)
Tiếng chim qua đỉnh đầu
Vào cơ thể anh lúc đang tịnh độ
Xua đi cho lòng yên lặng
Sao về được tâm không
(Hình đám cỏ – Nhịp I)
Thực ra bài thơ này chỉ nói lên cái ý, tác giả đang ngồi thiền
nhưng cuộc đời tươi đẹp quá, “tiếng chim”; “bông hồng”; “Mây trên cao”; “Lá
cây rơi” cứ níu kéo thì phải “Xua đi cho lòng yên lặng”, còn
không thì “sao về được tâm không”, nghĩa là sao mà thiền được? Chỉ vậy
thôi.
Chính vì nhà phê bình tán thế này: “Tâm không tức là bầu trời,
là biển cả. Chỉ có Tâm không mới chất chứa và sinh nở. Những câu thơ cùng được
sinh ra từ tâm không đó thôi, tâm không mới đủ sức thu chứa những ý nghĩa của
thiên tạo và nhân tạo cùng những dư ba của kiếp người” nên ông TMH mới điên
lên, phản bác người khen ông Phấn và “phang” thơ ông Phấn luôn.
Thực ra, giáo lý cơ bản nhất của Đạo Phật cho là “Thân vô
thường, Tâm vô ngã”, tức là thân thể không tồn tại vĩnh cửu, còn ngã, cái
tôi thực ra chỉ là giả tạm, không có thực; nhưng nó lại rất dễ bị đắm
nhiễm bởi tham, sân, si và gây ra tai họa cho người ta, nhất
là tạo ra nghiệp chướng mà kiếp sau người ta phải gánh chịu. Vì vậy, trên con
đường tu hành, muốn đạt thành quả phải phá bỏ chấp ngã, để đạt được trạng
thái tâm không, không bị đắm nhiễm và phiền não chi phối, ung
dung tự tại trong giông bão cuộc đời. Nên nói “Tâm không” lại “chất
chứa và sinh nở” như lời bình ở trên là nói ngược.
Có điều ông Hảo, từ câu thơ “Sao về được tâm không” (nghĩa
là đang không thiền được) và những câu bình ngược với giáo lý nhà Phật như
trên, sao lại cho là “việc nhà thơ Mai Văn Phấn bị bạn bè đẩy lên bàn thờ mà
thành Phật”? Rồi: “tụng ca Mai Văn Phấn để đẩy ông nhà thơ này vào cõi
Phật khí sớm khi đã đạt được đỉnh của tu thiền là TÂM KHÔNG”?
Đây đúng là lối phê bình phóng đại, xuyên tạc, một
kiểu đã trở thành “thương hiệu” của TMH, đã bị nhiều nhà phê bình và học giả
phê phán.
TMH đúng là có đọc sách và trích dẫn đủ thứ, có điều chỉ biết mặt
chữ thì không đủ như ông Huệ Chi đọc về Thuyết Tương đối vậy, bởi vẫn lòi cái
đuôi không hiểu ra.
Tôi đoán TMH đã đọc bài Tâm không chưa phải là chân lý , và trích
đúng đoạn: “Theo Kinh Phật: TÂM KHÔNG là điều kiện cần thiết để đắc A La
Hán. Thực ra, đắc TÂM KHÔNG thì đã đi được 90% đoạn đường”. Nhưng ông
ta viết thêm “Kinh Phật dạy tu được TÂM KHÔNG là THÀNH PHẬT” thì lại
chứng tỏ không hiểu gì. Theo Kinh Kim Cương, nếu đắc được 4 Không: Thân
Không, Tâm Không, Tánh Không, Pháp Không thì đắc A la Hán.
Mà từ A la hán thành Phật thì còn khoảng cách
gần như vô cùng, vì thế hơn 2000 năm nay, ta chỉ mới được biết có Đức Thích Ca
Mâu Ni thành Phật mà thôi. Bởi ngoài việc đắc tứ thiền, lục thông,
Đức Phật phải trải qua vô vàn kiếp gieo nhân thiện, mà cao nhất là bố thí chính
mạng sống mình, để nhận được quả vị Phật theo đúng thuyết nhân quả mà
chính ngài đã giác ngộ.
Chính vậy, qua rất nhiều comment đội ông Hảo lên đầu, chỉ có một
comment này trên http://nguyentuongthuy.wordpress
là đúng:
“Khổ thật!
Các bác không hiểu danh tự PHẬT là gì cả cho nên cứ phát ngôn lung
tung… Phật theo tiếng Phạn từ chữ Boudha, có nghĩa là nguời đã giác ngộ, đã
hiểu và thấy được chân lý sự vật. Muốn giác ngộ thì luôn luôn phải tỉnh thức,
không mê muội tin xằng, tin bậy.
Cho nên cứ phán bừa phứa ông Mai Văn Phấn nào đó là Phật tôi e
rằng các bác đã tự bôi nhọ giáo lý Nhà Phật rồi.
Buồn thay!
Lê Quốc Trinh, Canada”
PHCM, 23-6-2012
Đ.L
(donglasg.blogspot.com)