Suy nghĩ về thơ ngắn của Mai Văn Phấn (trích) - Nguyễn Thanh Tâm
22/02/2025
Suy nghĩ về thơ ngắn của
Mai Văn Phấn (trích)

Nguyễn Thanh Tâm
*”Giai
tác bênh vực thi nhân” (Nghiêm Toản)
Hành
trình dấn thân và sáng tạo của Mai Văn Phấn đã đi qua miền hậu hiện đại để đến/
về với tinh thần tân cổ điển trong những tập thơ gần đây như “hoa giấu mặt”,
“thả”. Những bài thơ ngắn - ba câu (thực tế là tiêu đề cũng là 1 câu trong cấu
trúc nghệ thuật trọn vẹn nhất - NTT chú bổ sung), kiệm lời nhưng hàm súc, ý và
tình đều được giấu kín trong hình tượng trung tâm. Sự tối giản của hình thức
nói lên quá trình lược bỏ/ rũ bỏ những bộn bề ngổn ngang, những rườm rà chật
chội, những biện bày rối rắm. Tập trung vào điều quan trọng nhất, tứ thơ chụm
gọn, tình thơ cô đọng, ngôn ngữ thơ nhẹ nhàng, thư thái, phảng phất hơi hướng
của lời kệ hoặc haiku. Đó là hình thái của sự thức nhận - minh triết về đời
sống và nghệ thuật trong ý nghĩa tinh tế và sâu xa nhất.
HOA MẬN
TRẮNG
Trời
tối
Ghé
sát hoa
Đọc
nốt trang sách.
***
MONG
MANH
Giọt
sương nín thở
Treo
Trên
vũng nước bẩn.
***
CUỐI
THU
Những
giọt sương
Dìu
nhau
Về
trái đất.
***
VÔ
TÌNH
Ai nỡ
phơi rơm
Lên
ngôi mộ đơn sơ
Người
nằm đó cả đời lam lũ.
“Đứa
con đi hoang trở về” (tên một tác phẩm của A. Gide) sau hành trình nhọc nhằn và
hạnh phúc. Dừng bước, cúi xuống, ngồi xuống, nhắm mắt, tĩnh lặng… có lẽ là dạng
thái chủ đạo của cái tôi trữ tình trong phần thơ này. Cái tôi đã tìm thấy cho
mình sự an nhiên, tĩnh tại, khi nhìn về đời sống. Những bất an, hoài nghi, chất
vấn đã lắng lại, hoặc ngủ yên, hoặc được hóa giải. Những mộng mơ, cuồng nhiệt
cũng đã được tiết chế. Ngôn ngữ thơ mở vào thế giới của sự minh triết bằng vẻ
tinh tế, cô đọng của nó. Đi qua nhiều biến cố, chứng kiến những đổi thay, có
lúc bất an và bất lực, nhưng, tình yêu thương và tư tưởng nhân văn cao cả vẫn
không hề mất đi. Tư tưởng ấy giờ đây lặng lẽ tỏa hương trong cái nhìn rất sâu
vào từng khoảnh khắc của sự sống. Giá trị nhân văn vĩnh hằng gắn với đạo đức,
trí tuệ/ trí huệ là phẩm hạnh của thơ tối giản trong ngày về an nhiên, tĩnh
lặng của thi sĩ”.
(Trích: "Thơ Việt Nam sau 1975-diện
mạo và bản sắc", Nxb. Văn học, 2024)