Về thơ Mai Văn Phấn - Nhận định của nhà thơ, GS. Thái Trạch Dân (Đài Loan)
Về thơ Mai Văn Phấn
(Nhận định của nhà thơ, GS. Thái Trạch Dân)

Nhà thơ, Giáo sư Thái Trạch Dân
Thơ của Mai Văn Phấn giống như những
linh hồn nhẹ nhàng di chuyển, xuyên qua sự tĩnh lặng của tôn giáo và sự huyền
ảo của thiên nhiên, vừa mang tính thiền định vừa hiện đại, vừa trừu tượng vừa
cụ thể. Thơ của ông tràn đầy triết lý phương Đông và biểu tượng tâm linh, nhưng
lại mang một cảm giác rất hiện đại, như thể mỗi hình ảnh đang vang vọng trong
chiều sâu của không gian và thời gian.
Đọc thơ ông là một trải nghiệm và
đắm chìm sâu sắc trong triết lý cuộc sống. Ông giỏi mô tả một cách tinh tế những
cảnh vật đan xen giữa nước lặng và thời gian, đọc lên như những hình ảnh dần
phai mờ rồi từ từ lớn lên trong thiền định, tiếng người cuối cùng hòa quyện với
thiên nhiên, trở về với tĩnh lặng.
Trong thơ, những ý nghĩa âm nhạc
tuyệt đẹp thường xuyên xuất hiện, với nhịp điệu rõ ràng trong tâm trí, như có
thể nghe thấy những nốt nhạc nhẹ nhàng bay ra từ câu thơ, vang vọng trong sự
tĩnh lặng của màn đêm.
Những bài thơ này làm tôi nhớ đến
cuộc đối thoại của R. Tagore và Hứa Địa Sơn* trong một thành phố hiện đại, ngôn
ngữ mềm mại và sâu lắng, mỗi câu thơ như một lời ban mai được viết ra từ nhịp
đập của trái tim. Đọc chúng không chỉ là đọc thơ, mà là một sự suy ngẫm sâu sắc
về "âm thanh, sự im lặng, ánh sáng và cơ thể".
(Nhà thơ, dịch giả Dư Vấn Canh dịch)
_____________
*Hứa Địa Sơn (許地山, 1893–1941) là nhà văn, nhà thơ, đồng thời
là một học giả Phật Giáo nổi bật của Trung Quốc đầu thế kỷ 20. Ông là một trong
những nhân vật tiêu biểu của phong trào Ngũ Tứ, được xem là cầu nối giữa truyền
thống văn hóa phương Đông và các trào lưu tư tưởng phương Tây hiện đại, đề cao
tinh thần khai phóng về tôn giáo, văn hóa, và triết học.
蔡澤民 -中國語文:
梅文磐的這些詩,就像心靈緩慢的腳步,穿越宗教的沉靜與自然的幽微,既冥想又現代,既抽象又身體化。詩中充滿東方哲思與靈性象徵,但又帶著一種非常現代的感官感知,彷彿每個意象都在時空深處回響。
閱讀他的詩,是一種高度的人生哲學喧染與享受,他擅長極其細緻地描繪了靜水與時間交織的景象,讀來像是在冥想中慢慢褪色又慢慢生長的畫面,人的聲音最終與自然共鳴,歸於寂靜。
詩中時時都會出現最優美的音樂性意涵,在腦中節奏鮮明,彷彿能聽見音符從詩句中緩緩飛出,回🗎於夜的寂靜中。
這些詩讓我想起泰戈爾與許地山交會於現代城市裡的靈魂對話,語言柔和而沉,每一句都像用心脈緩緩寫下的清晨之語。閱讀它們,不只是讀詩,而是一次對「聲音、靜默、光與身體」的深層默想。
(Rút từ tạp chí《中國語文》(Nguyệt
san Tiếng Trung), Đài Loan, 5/2025)

Bìa tạp chí《中國語文》