“Searching for a Flower” – The 31th poem of “hidden face flower” - "Tìm hoa" – Bài thơ thứ 31 trong “hoa giấu mặt” - (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

“Searching for a Flower” – The 31th poem of “hidden face flower”


 

Thủ bút của Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 



 

Following a fragrance
Around mountains
Some sharp stony slopes found

(Searching for a Flower – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

The poet may be in course of his aimless wanderings in Nature came across a small pond beside a hill and he saw a mountain cliff reflected on the waters of the pond. A mountain cliff could be the abode of gods or some utopian people who live away from the madding crowds ignoble strife. A mountain is always difficult to climb. Thus mountains protect the nobler souls from being harassed by the humdrum and hurly burly of human life of the world. Be that as it may the mountain peaks or the abode of gods or of the nobler souls do not always remain hidden from the ken of human perception. They are reflected on small ponds  even, provided their waters are clean and clear. They are reflected on the minds of the ordinary men even, provided their minds are clean unpolluted by anger jealousy and greed. May be the poet saw a mountain reflected on his own mind. He saw the mountain peak the abode of gods and saints in a vision as it were. And he set out  for the mountain peak. Was he keen on meeting Au Co the mother of the Vietnamese people? On the road he had fresh visions about mankind. Are they mere spiders dreaming that they are men? Or else did he see a spider hanging  upon a sleek web of make believe thinking that it is human. The spider was dreaming that it was a man. Are we insects such as a spider dreaming that we are humans. Is the world a dream? May be to learn the truth about the existence the poet was drawn to the mountain. Soon the twilight lit landscape showed up surrounded by homing birds. And then there was a bell that tolled the knell of parting day. The sound of the bell drives away evil spirits and and  prompts mindfulness. Thus sojourning  along the road of spiritual quest and experiencing countless sights and sounds the poet has reached the foot of the mountain that he saw in a vision. But alas! The poet does not find any way up.Is the mountain very steep? It is said that the road to truth and knowledge is difficult to access.

In Bunyans Pilgrims Progress Christian is  lost over and over again on his way to God. The evangelist appears over and over again to guide him through the encircling gloom. In Indian myths it is often a dog or a jackal who shows the way. It was Vergil who functioned as a guide to Dante. A chance fragrance however beacons the poet. The fragrance is surely engrossing. Instead of finding a path to climb the mountain the poet surely seeks the source of the fragrance. On the surface the fragrance could be one of a flower or of a herb. But nay everything in this existence has its own fragrance and very few poets are aware of it. Besides there could be the fragrance of fairies guardian angels ancestors dragons and so on. Furthermore there could be unembodied fragrance as well that could engross the senses as well as the brain. The poet drawn to find the source of the fragrance is diverted from his object of climbing the mountain. There is apparently a digression in the narrative. But nay. To the surprise of the readers the poet running in quest of the fountain head of fragrance reaches a place where  sharp stony slopes are found.That is some benevolent spirit leads the poet to the inclined path to the mountain top. We imagine  the poet Mai Văn Phấn going higher and higher still along the slope in quest of the source of the fragrance which he believes to be a flower. But who knows what will befall him? It could be the mysterium tremendum before which we are tongue tied.


The poet Mai Văn Phấn could be described as a person who is fragrance struck and who has set out to seek the source and origin of the fragrance.


Poetry pleases us with fine excess. The pleasures of reading poetry could be likened to the pleasures of inhaling the fragrance of a flower. The poet wants to go deep into the meaning of poetry or excelsior to higher planes of meaning of poetry.

 

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình






Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

"Tìm hoa" – Bài thơ thứ 31 trong “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Theo mùi hương

Quanh núi

Gặp những triền đá sắc

(Tìm hoa -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:

Nhà thơ có thể đang trong quá trình đi lang thang không mục đích trong Thiên nhiên, ngang qua một cái ao nhỏ bên cạnh một ngọn núi và nhìn thấy một vách đá được phản chiếu dưới nước của cái ao nọ. Một vách núi có thể là  nơi ở của các đấng thần linh hoặc một số người theo chủ nghĩa không tưởng duy tâm sống rời xa những đám đông cuồng nộ trong những cuộc cãi vã ti tiện. Một ngọn núi thì luôn luôn khó trèo. Vì vậy, những ngọn núi bảo hộ cho những linh hồn cao quí không bị quấy rầy bởi sự buồn tẻ và cảnh ồn ào huyên náo của đời sống con người trong cõi thế. Có thể các đỉnh núi hay là nơi cư ngụ của các đấng thần linh hoặc của những linh hồn cao quí không luôn luôn phải ẩn mình tránh xa tầm nhận thức của tri giác loài người. Chúng thậm chí được phản chiếu trên những chiếc ao nhỏ, miễn là nước ở đó sạch và trong. Chúng thậm chí được phản chiếu trên thức hải của những người bình thường, miễn là thức hải của họ trong sạch không bị ô nhiễm bởi tham sân si. Có thể nhà thơ nhìn thấy một ngọn núi được phản chiếu trên thức hải của chính mình. Nhà thơ nhìn thấy đỉnh núi nơi cư ngụ của các vị thánh thần trong một cảnh tượng như nó vốn có. Và nhà thơ lên đường để tìm đỉnh núi đó. Nhà thơ có tha thiết gặp nàng Âu Cơ, người mẹ của dân tộc Việt Nam hay không? Trên đường đi, nhà thơ gặp được những cảnh tượng mới mẻ về nhân loại. Phải chăng họ chỉ là những con nhện mơ được trở thành người? Nếu không thì phải chăng nhà thơ nhìn thấy một con nhện treo mình trên một tấm mạng nhện nuột nà giả bộ nghĩ rằng mình là một con người? Con nhện đang nằm mơ nó là một con người. Phải chăng chúng ta cũng là những con côn trùng như là con nhện đang nằm mơ rằng chúng ta là những con người? Thế giới này phải chăng chỉ là một giấc Nam Kha? Có thể để nhận chân được sự thật về cuộc sống, nhà thơ được đưa tới ngọn núi. Chẳng bao lâu, quang cảnh được chiếu sáng bởi ánh sáng lúc trời chạng vạng cho thấy nó đang bị bao vây bởi những con chim đang trên đường bay về tổ. Rồi có một chiếc chuông gióng lên hồi chuông kết thúc của một ngày. Âm thanh của chiếc chuông mang đi những u linh dã quỉ và thúc giục sự quan tâm lo lắng. Vậy là, với sự ở cùng con đường tìm kiếm tâm linh, trải qua vô vàn những cảnh tượng và âm thanh, nhà thơ đã đến được chân núi mà nhà thơ đã nhìn thấy trong một mộng cảnh. Nhưng than ôi! Nhà thơ không tìm thấy bất kì lối lên nào cả. Phải chăng ngọn núi rất dốc? Người ta nói rằng con đường đi  tới sự thật và kiến thức không phải dễ dàng mà tiếp cận được.

 

Trong tiến trình của những người hành hương Bunyans, người thiên chúa giáo bị lầm đường lạc lối nhiều lần trên con đường tới Chúa. Người truyền giáo xuất hiện nhiều lần để dẫn đường chỉ lối cho anh ta vượt qua sự bủa vây của bóng tối. Trong những truyện thần thoại Ấn Độ, thường có một con chó hay là một con linh cẩu chỉ lối đưa đường. Chính Vergil là người mang chức năng như là một người dẫn đường cho Dante. Tuy nhiên, một mùi hương tình cờ dẫn đường cho nhà thơ. Mùi hương chắc chắn thu hút hết thời gian và tâm trí. Thay vì tìm ra một con đường trèo lên ngọn núi, nhà thơ tìm kiếm nguồn gốc tỏa ra mùi hương. Trên bề nổi, mùi hương có thể là hương thơm của một bông hoa hoặc của một loài thảo mộc. Nhưng không, mọi điều trong cuộc sống này có mùi hương của riêng mình và rất ít nhà thơ thức ngộ được điều này. Ngoài ra, có thể có hương thơm của các vị tiên, những thiên thần bảo hộ, những thiên sứ, những vị tổ tiên, những con rồng v.v. Hơn nữa, có thể có mùi hương vô hình thu hút các giác quan cũng như trí não. Nhà thơ bị thu hút để tìm ra nguồn gốc mùi hương trệch hướng khỏi đối tượng của mình là trèo lên ngọn núi. Rõ ràng là có một khoảng cách trong câu chuyện kể. Nhưng không. Trước sự ngạc nhiên của các bạn đọc, nhà thơ chạy đi tìm kiếm nơi đầu nguồn của mùi hương, tới một nơi mà ở đó những triền đá sắc được tìm thấy. Đó là một linh hồn nhân từ nào đó đã dẫn dắt nhà thơ tới con đường dốc lên đỉnh núi. Chúng ta hãy tưởng tượng rằng nhà thơ Mai Văn Phấn vẫn còn đi lên cao, cao mãi dọc theo dốc núi để kiếm tìm nguồn gốc mùi hương mà nhà thơ tin rằng đó là một bông hoa. Nhưng ai biết điều gì sẽ xảy đến với nhà thơ? Nó có thể là một điều vô cùng huyền bí trước khi chúng ta bị buộc chặt lưỡi lại.

Nhà thơ Mai Văn Phấn có thể được miêu tả là một người bị ngây ngất bởi hương hoa và là người đã lên đường tìm kiếm nguồn gốc và xuất xứ của mùi hương.

Thi ca làm chúng ta vui thích với sự phong mãn tốt đẹp. Những niềm vui được đọc thơ có thể  được ví với những niềm vui được hít hương thơm của một bông hoa. Nhà thơ muốn đi sâu vào ý nghĩa của thi ca hoặc vươn tới những tầng nghĩa cao hơn nữa của thi ca.

 




Tranh của Họa sỹ Sandeep Choudhary (Ấn Độ)









 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị