“Return to the Village” – The 27th poem of “hidden face flower” - "Về làng" – Bài thơ thứ 27 trong “hoa giấu mặt” - (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
02/08/2015
“Return
to the Village” – The 27th poem of “hidden face flower”
Ts. Ramesh Chandra
Mukhopadhyaya
By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
(From Calcutta, India)
A sound of sedge mat weaving
The moon over a river
Slow and slight
(Return to
the Village – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)
Explication:
Let civilization do whatever it can let urbanization
spread its wings man is ever haunted by nostalgia a longing for returning
home or for the village which is the antithesis of town. Town stands for an artificial
life. Village stands for a life in close communion with Nature. In the city
every man is an island. In the village there is community life. The present
poem dwells on the poets return to village. The poet is everyman who
returns to village. He returns to the village. It is night and the Moon is up.
Night stands for the disappearance of the world without. Naturally the world
within is alight in the Moon. The Moon stands for imagination. While the senses
directed towards the outer world are restrained the imagination in the
inner world shows up. The moon is over a river. What does the river stand for? Perhaps
the river stands for eternal flux. But while in the cities the change is fast
the river in the village is slow. Changes do take place in villages as well.
But they are slow in relation to the changes in the city. But the sound of the
flowing river is heard. Mai Văn Phấn is often the poet of the ear. He has the
ear for the sound of the silence too. The river is slow and its murmuring sound
is slight and not audible to everyone. Everyone cannot hear the inaudible sound
that leaps from the ceaseless changes everywhere in the multiverse. This is the
primordial sound the Om that has baffled every interpretation through ages and
aeons. The poet Mai Văn Phấn dares to decode it. With him the sound likens the
weaving of sedge mat. Well Vietnam grows lot of sedge, Thousands of
people are engaged in weaving sedgemats. The sedgemat is exported to the US
Germany and other countries. Thus the sound of weaving sedgemats which is heard
in many a village in Vietnam stands for economic activity that could bring peace
and prosperity. But this is not all. The bride and bridegroom during their
marriage are seated on a sedge mat. Because that will bless them with peace
prosperity and fertility. Thus in the primordial sound that runs through the
multiverse the poet hears the prophecy of a brave new Vietnam in the
offing and of a brave new world in the making where peace prosperity and
economic activity will rule.
Translated by Phạm Văn Bình
Bản dịch của Phạm Văn Bình
Dịch giả Phạm Văn Bình
"Về làng" – Bài thơ thứ 27 trong “hoa
giấu mặt”
Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
(Từ Calcutta, Ấn Độ)
Tiếng dệt chiếu
Trăng trên sông
Nhạt dần
(Về làng - Mai Văn Phấn. Pornpen
Hantrakool dịch
sang Anh ngữ)
Chú giải:
Hãy để mặc cho nền văn minh
làm bất kì điều gì mà nó có thể làm, hãy để mặc cho sự đô thị hóa vươn rộng đôi
cánh của nó, con người đã từng bị day dứt bởi nỗi nhớ gia hương ngóng trông cái
ngày được trở về nhà hoặc về ngôi làng của mình là nơi hoàn toàn đối lập với chốn
thị thành. Thành phố đại diện cho cuộc sống nhân tạo. Làng quê đại diện cho
cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. Trong thành phố, mỗi người là một hòn đảo. Còn
nơi làng quê có một cuộc sống cộng đồng. Bài thơ hiện tại nhấn mạnh vào việc
nhà thơ về thăm lại làng quê. Nhà thơ là một người dân thường về thăm quê. Nhà
thơ trở lại với làng quê của mình. Thời gian là buổi tối và mặt trăng đã lên
cao. Bóng đêm đại diện cho sự biến đi của thế giới bên ngoài. Lẽ tự nhiên là
thế giới bên trong ngời sáng trong ánh trăng. Mặt trăng đại diện cho trí tưởng
tượng. Trong khi các giác quan hướng tới thế giới bên ngoài bị cản trở thì trí
tưởng tượng ở thế giới bên trong lại hiển lộ. Mặt trăng soi bóng xuống một con sông.
Con sông đại diện cho điều gì vậy? Có lẽ con sông đại diện cho dòng chảy ở thế
giới bên ngoài. Nhưng trong khi tại các thành phố, sự thay đổi đang diễn ra
nhanh chóng thì con sông ở nơi làng quê lại lững lờ trôi. Những đổi thay diễn
ra ở làng quê cũng thế. Chúng diễn ra chậm rãi so với những biến đổi ở chốn thị
thành. Nhưng âm thanh của con sông xuôi chảy lại được người ta nghe thấy. Mai
Văn Phấn thường là nhà thơ của thính giác. Đôi tai nhà thơ cũng nghe thấy âm
thanh của sự tĩnh lặng. Con sông lững lờ trôi và tiếng thì thầm của nó khẽ
khàng, còn mọi người lại không nghe rõ tiếng thì thầm của nó. Mọi người không
thể nghe thấy tiếng động vô thanh vang lên từ những biến động liên tục ở khắp
mọi nơi trong ba vạn sáu ngàn thế giới này. Đây là âm thanh nguyên thủy Om đã làm thất
bại tất cả những lời giải thích qua các
thời đại và các kỉ nguyên. Nhà thơ Mai Văn Phấn dám giải mã nó. Với nhà thơ, âm
thanh đó được ví với tiếng dệt chiếu. Đúng vậy, có rất nhiều cây cói ở Việt Nam.
Hàng ngàn người dân tham gia vào công việc dệt chiếu cói. Chiếu cói được xuất
khẩu sang Hoa Kì, Đức và các nước khác. Vậy là âm thanh dệt chiếu được nghe
thấy ở rất nhiều làng quê Việt Nam
đại diện cho hoạt động kinh tế có thể mang đến sự thanh bình và thịnh vượng.
Nhưng không chỉ có thế. Cô dâu và chú rể trong ngày cưới của mình được đặt ngồi
trên một chiếc chiếu cói. Bởi vì điều đó sẽ ban cho họ sự thanh bình, thịnh
vượng và phồn thực. Vậy là trong âm thanh nguyên thủy xuyên suốt ba vạn sáu ngàn thế giới này, nhà thơ nghe thấy lời tiên tri về một đất nước Việt Nam mới đầy dũng
khí sắp ra đời và một thế giới mới đầy dũng khí trong việc tạo dựng một nơi mà
sự thanh bình, thịnh vượng và hoạt động kinh tế sẽ trở thành nét chủ đạo.
Tranh cổ Ấn Độ