VỀ GIẢI THƯỞNG CUỘC THI THƠ BÁO VĂN NGHỆ 1995

VỀ GIẢI THƯỞNG CUỘC THI THƠ BÁO VĂN NGHỆ 1995





Tranh của Rafal Olbinski


Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn:

 

“… Dầu không muốn, tôi cũng phải nói thực rằng tập “Thơ được giải” năm 1995 của báo Văn Nghệ gây cho tôi cảm giác thất vọng. Từ 1994 đến nay, thơ là lĩnh vực có nhiều cuộc ranh cãi nhất, nhưng cái “lát cắt 95” này lại chẳng tương xứng chút nào với những lời đao to búa lớn người ta xưng tụng thơ. Tại ai? Tại người viết, người chấm hay… người đọc? Vâng, rất có thể thơ không hay là do… người đọc vì đã khôg đủ trình độ để cảm thụ những ý tứ sâu xa, những hình tượng đẹp đẽ do các nhà thơ sáng tạo ra. Những câu đại loại:

 

Mẹ ơi mẹ! Con thấy bóng râm từ bùn đất

Đất ở dưới chân mà cao hơn những suy nghĩ của mình

(Giải nhì)

 

Tôi không thấy hay, chỉ thấy sáo…”

 

(Nhân hai cuộc thi ngắn hạn của báo Văn Nghệ. Bài đăng trên báo Tiền Phong chủ nhật số 9, ra ngày 3/3/1996; đăng lại trên báo Văn Nghệ trẻ số 10, ra ngày 25/3/1996)

 

*** 

 

 

 

Đào Duy Hiệp: 

 

“… Bây giờ chúng ta hãy xem xét đến phần quan trọng nất là việc “thẩm” thơ của anh Nguyễn Hoàng Sơn để từ đó rút ra kết luận là anh có “cảm giác thất vọng” về thơ được giải kỳ này, để rồi anh phê phán “những thi phẩm như vậy mà tôn vinh lên giải này giải nọ thì tôi hoang mang quá…”

 

Anh “hoang mang” về giải, còn tôi hoang mang về cách làm của anh. Anh rút hai câu thơ:

 

Mẹ ơi mẹ! Con thấy bóng râm từ bùn đất

Đất ở dưới chân mà cao hơn những suy nghĩ của mình

 

để anh “không thấy hay, chỉ thấy nó sáo”. Tìm đọc toàn bộ cả bài “Nhật ký đô thị hóa” trên báo Văn Nghệ của Mai văn Phấn thì tấy bài thơ từ giọng điệu, cấu tứ, hình ảnh thực cảm động, sâu xa về Mẹ và Quê hương. Bài thơ mười sáu câu bốn đọa có nhắc đến Mẹ và rất nhiều bóng tối của cái ngày xưa lam lũ, nhọc nhằn, bóng tối của cái đêm viết Nhật ký đó với rất nhiều những kỷ niệm xưa cũ dội về… Sự hoang mang, cô đơn của con người trước tình trạng đô thị hóa ào ạt là một hiện thực. Nhân vật trữ tình “úp mặt vào bóng tối”, “bóng tối dẫn tôi về”… nằm trong trường ngữ nghĩa hô ứng với một loạt các từ ngữ khác để trỏ đêm tối: “ngỡ chạm phải tay mình”, “những con trăng” và âm thanh: “có tiếng gọi nghe buồn như củi ướt” của kiếp người xưa. Một hình ảnh ai người mà hiện đại, bất ngờ trước hiện thực nghiệt ngã của quy luật muôn đời – Mẹ không còn nữa: “Ngôi nhà như chiếc bánh không nhân”. Đó là ảm đạm, mất mát. Nõi đau nấc lên “từng kiếp người mử mắt”, “nước trắng mênh mông”… ngập ràn suốt mười lăm câu thơ để đến câu thứ mười sau, câu kết, ánh sáng lung linh, kỳ ảo, lạ lùng hiện lên trong ngôi nhà của Mẹ, cũng là ánh sáng ân tình của Mẹ dõi theo ta suốt cuộc đời:

 

Ngôi nhà mẹ là chiếc đèn lồng lặng lẽ sáng dần lên

 

… Đọc cả bài thơ như thế thì tháy hai câu thơ mà Nguyễn Hoàng Sơn dẫn ra, nằm trong cái mạch “bùn đất” phản ứng trước “những bước chân đô thị” chói chang kiểu như “cát bụi kinh thành” bơ vơ, cảm thức Lỡ bước sang ngang của nhà thơ “chân quê” Nguyễn Bính xưa kia chứ đâu có gì mà “sáo”. “Bóng râm từ bùn đất”, bóng mát của quê hương, bóng mát chở che của tấm lòng người mẹ, những ngày thơ ấu… từ đấy mà suy ra ta đã là gì so với đất đai đã sinh ra quả cây, đã nuô ta khôn lớn, suy nghĩ của ta đã đủ sâu, nặng như đất dưới chân ta chưa?

 

Đem rút một hai câu thơ bất kỳ mà bảo chưa mười phân vẹn mười thì có gì là khó? Nhưng việc làm không tính đến văn bản nghệ thuật như một chính thể toàn vẹn, hữu cơ thì lại không khoa học, chí ít cũng rất khó thuyết phục. Nếu cứ sờ voi như thế thì bài thơ rất dễ “bất thành nhân dạng…”

 

(PGS.TS. Đào Duy Hiệp, giảng viên trường Đại học Tổng hợp Hà Nội – Trao đổi cùng Nguyễn Hoàng Sơn về bài Nhân hai cuộc thi ngắn hạn của báo Văn Nghệ)

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị