“A Ringing Bell” – The 25th poem of “hidden face flower” - "Tiếng chuông" – Bài thơ thứ 25 trong tập thơ “hoa giấu mặt” - (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

“A Ringing Bell” – The 25th poem of “hidden face flower”


 

Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 



 

A waterfall drops, a gibbon howls, an insect…
The echo goes on
Only in memory
(A Ringing Bell – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

A waterfall drops. It  is a river or a stream suddenly falling from a steep height. May be the poet does not see the waterfall but hears its thundering noise. For example the waterfall named Bản Giốc in Vietnam hitting the rocks can be heard from afar. May be  a waterfall is drizzling on to the rocks or pounding the rocks with soft intermittent bursts. The white noise of the waterfall masks distracting sounds and lulls ones brain to sleep or meditation. While a waterfall is being heard gibbons voices could be there. Gibbons  are found all over Vietnam in the most northerly subtropical forests as well as in the lowland forests of the south. And their voices are mostly duets between a male gibbon and female gibbon. While the sound of the waterfall is continuous the voice of the gibbons on the background of the waterfall is discrete... While the sound of the waterfall might suggest of one reality permeating the differences of the existence, the sound of the duet of gibbons suggests the dichotomy of the existence dangling from the tree of the one reality. While the monotony radiated by the waterfall or one reality speaks of an existence which is cold and where there is no diversity and variety, the voice of gibbons speak of the existence of two souls  exchanging warm love between them. And now the poet hears an insect... It might be the cricket the bee the bumblebee the ant the mosquito the locust and so on. We hear as it were bass or low pitch sound in the waterfall and midrange pitch in the voice of the gibbons and high pitch in the insect and  they together constitute timbre. The vibrations in turn set in motion frequency waves called harmonics. Here is a poem that approximates harmonics where different sounds mingle into a  complex and wonderful pattern. May be the harmonics enthralls the poet during his sojourns in the woodlands far from the madding crowds ignoble strifes. When the poet leaves the woodland the sounds are no longer heard. But the echo goes on in memory. Memory is the faculty of the mind which stores and remembers information. The sounds heard in Nature sink deep in the poets mind. Back from the clutch of Nature the poet perhaps being pent up in a city like Hanoi plunges into his subconscious. Or else the subconscious all of a sudden shows up suspending the conscious mind of the poet for a time. The subconscious mind could be likened to a forest where waterfalls and apes and insects are heard. They only evoke the silence created by the waterfall or the gibbons in the being of the poet. The waterfall and the gibbons and the insects are the voice of silence. Thus a silence fills the mind of the poet. And  amidst that silence the poet can hear the overmind rhythm in which the water fall the song of the gibbon or the sound of the insect are sublated ever rolling on in the existence impelling all thinking things and all objects of all thought. Read in the Indian context the poem evokes in us the creative logos or the Om that presently calms our restless minds and lifts them to some supramundane plane.

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình:






Nữ thần Lakshmi – Tranh cổ Ấn Độ

 

 

 

 

"Tiếng chuông" – Bài thơ thứ 25 trong tập thơ “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Thác đổ, vượn hú, côn trùng…

Ngân mãi

Chỉ còn ký ức

(Tiếng chuông -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:

Thác đổ. Đó là một dòng sông hay một con suối đột nhiên đổ xuống từ một dốc cao. Có thể nhà thơ không nhìn thấy thác nước nhưng nghe được tiếng gầm vang của nó. Lấy thí dụ, thác nước có tên là Bản Giốc ở Việt Nam dội xuống các tảng đá có thể nghe thấy được từ xa. Thác nước có thể dội hay trút nước liên tục xuống những tảng đá. Tiếng động của thác nước tung bọt trắng làm chìm đi những tiếng động khác khiến người ta xao lãng tâm trí và đưa trí não người ta vào giấc ngủ hoặc sự minh tưởng. Trong khi nghe thấy tiếng thác đổ thì người ta cũng có thể nghe thấy tiếng vượn hú. Loài vượn được phát hiện ở khắp đất nước Việt Nam trong hầu hết những khu rừng cận nhiệt đới ở miền Bắc. Và tiếng hú của chúng dường như là cuộc hòa ca giữa một con vượn đực với một con vượn cái. Trong khi tiếng thác đổ vang lên liên tục thì tiếng vượn hú trên cái nền của tiếng thác đổ lại vang lên rời rạc… Trong khi tiếng thác đổ có thể gợi mở một hiện thực thẩm thấu qua những khác biệt của cuộc sống, âm thanh giao hòa của những con vượn lại gợi ra sự lưỡng phân của sự sống treo đu đưa trên cái cây hiện thực. Trong khi sự đơn điệu phát ra từ thác nước hoặc một hiện thực biểu lộ sự tồn tại là lạnh lùng và là nơi không có tính đa dạng cũng như trạng thái khác biệt thì tiếng hú của những con vượn lại biểu lộ sự tồn tại của hai tâm hồn đang trao đổi tình yêu nồng ấm cho nhau. Và giờ đây nhà thơ nghe thấy cả tiếng côn trùng… Có thể đó là con dế, con ong mật, con ong nghệ, con kiến, con muỗi, con châu chấu v.v… Chúng ta như nghe thấy âm trầm hoặc âm có thang độ thấp trong tiếng thác đổ, âm trung trong tiếng vượn hú, âm cao trong tiếng côn trùng và chúng cùng nhau tạo thành âm sắc. Những rung động về âm thanh đến lượt mình tạo ra những sóng âm trong tần số chuyển động được gọi là hòa âm. Đây là một bài thơ gần giống như là hòa âm nơi mà những âm thanh khác biệt trộn lẫn vào nhau tạo thành một phức âm và là một hình mẫu tuyệt vời. Có thể hòa âm này làm nhà thơ say đắm trong thời gian nhà thơ tạm dừng chân ở vùng rừng núi cách xa những đám đông cuồng nộ đang tranh danh đoạt lợi một cách ti tiện. Khi nhà thơ rời khỏi vùng rừng núi, nhà thơ sẽ không còn được nghe thấy những âm thanh đó nữa. Nhưng tiếng vọng của chúng vẫn còn ngân mãi trong kí ức nhà thơ. Kí ức là khả năng của thức hải lưu giữ và hồi tưởng lại những thông tin. Những âm thanh được nghe thấy ở trong Thiên nhiên chìm sâu trong thức hải của nhà thơ. Trở về từ cái nôi Thiên nhiên, nhà thơ có lẽ đang bị nhốt kín trong một thành phố như là Hà Nội chẳng hạn và đắm mình vào trong tiềm thức của bản thân. Nếu không thì tiềm thức đột nhiên hiển lộ sự trì trệ nơi minh giác của nhà thơ trong một khoảng thời gian. Tiềm thức có thể được ví với một khu rừng nơi mà tiếng thác đổ, tiếng hú của những con vượn và âm thanh của những con côn trùng được nghe thấy. Chúng chỉ gợi lên sự tĩnh lặng được tạo ra bởi thác nước hay những con vượn ở trong bản thể nhà thơ. Tiếng thác nước và tiếng những con vượn, những con côn trùng là ngôn từ của sự tĩnh lặng. Theo cách đó, sự tĩnh lặng lấp đầy tâm tưởng nhà thơ. Và ở trong sự tĩnh lặng đó, nhà thơ có thể nghe thấy giai điệu mà trong đó tiếng thác đổ, tiếng hòa ca của loài vượn hay âm thanh của những con côn trùng bị phủ nhận mãi mãi đi cùng cuộc sống buộc tất cả mọi người phải nghĩ về mọi điều và là tất cả những đối tượng của mọi sự suy nghĩ. Được đọc trong ngữ cảnh Ấn Độ, bài thơ gợi lên trong chúng ta những biểu trưng mang đầy tính sáng tạo hoặc biểu tượng Om giờ đây đang làm cho tâm trạng bồn chồn của chúng ta tĩnh lặng lại và đưa nó đến một cõi siêu nhiên.

 

 

 

 

 
Nghệ thuật truyền thống vùng tây bắc Ấn Độ


 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị