“A Lake Surface” – The 21th poem of “hidden face flower” - "Mặt hồ" – Bài thơ thứ 21 trong tập thơ “hoa giấu mặt” - (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

A Lake Surface” – The 21th poem of “hidden face flower”


 

Thủ bút của Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 



 

The sound of a bird dropping on the water’s surface

A fih jumps up

Snatching at a mosquito

(A Lake Surface – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

The first line of the poem could be primarily understood in two ways. One--The sound of a bird  drops on the water surface. Two-A bird drops on the water surface and its sound is heard.

The sound of a bird drops on a water surface. This reminds of hydro acoustics. Any sound whatever moves faster in water than in air. Leonardo Vinci said that if one stops ones ship in waters and thrusts a pipe into the waters and hears through the same one can jolly well hear any ship approaching despite the fact that the ship heard cannot be espied with the eye. Does the poet hear the sound  through the water and infer the bird  although he does not see the bird?. The bird is the messenger of the sky. The water could be the symbol of the mind. So a sound from heaven is carried to the poet through the pure consciousness lurking in him. And presently a fish leaps from the water and snatches at  a mosquito. Now a days sounds can be seen. Think of cymascopes. And one wonders whether the sound of a bird dropping on the water turns into a visual. The theme of the visual is the attack of a bigger living organism on a smaller organism. One wonders whether the voice from the heaven drops onto our mind and its stagnant waters of subconscious where mosquitoes breed is stirred by a fish that symbolizes wisdom deep down our mind. The fish snatches at the mosquito that seeks the blood of man. Mosquito stands for the Id lurking in the mind. But we could read the poem in another way. A bird that preys on fish drops on the waters. The drpping sound is transported through the waters.But heedless of the approaching danger the fish is after its object of desire. And no wonder that the fish is thereby face to face with mortal danger. This is what happens to every man.We run after our objects of desire in the contingent heedless of the circumstances which are not in our ken. Despite the footsteps of Death  we revel in running after our pleasures that consist of robbing others killing others and so on.But again the female mosquito bites for biological needs, the mosquito in turn is snatched by a small fish. A bird in turn seeks to feed on a fish. And that is the way of the world. On another level the world is made of conincidences  or unlikely and apparently uncaused relationships between objects or events. Just when the bird is dropping onto the waters a fish jumps to snatch a mosquito. The bird is lucky because of the coincidence. The bird can easily catch the fish. Had not the fish jumped up to get at the mosquito the bird could not get at the fish. Every event in the existence is random and two or more events coincide. Hence the existence baffles us. We cannot make any sense of it. Of course a fish sometimes leaps up from water to catch a bird. Everything is open ended in this world. We cannot predict anything here. The readers of the poet Mai Van Phan are often confronted with inscrutable riddles of existence.

 

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình





Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

"Mặt hồ" – Bài thơ thứ 21 trong tập thơ “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Tiếng chim rơi mặt nước

Con cá nhảy

Đớp muỗi

(Mặt hồ -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:

Câu thơ đầu của bài thơ có thể được hiểu theo hai cách. Cách thứ nhất là tiếng hót của một con chim rơi xuống mặt nước. Cách thứ hai là có một con chim rơi xuống nước và người ta nghe thấy được tiếng động đó.

 

Tiếng hót của một con chim rơi xuống mặt nước. Điều này làm cho người ta nhớ về thủy âm học. Bất kì âm thanh nào chuyển động trong nước cũng nhanh hơn so với trong không khí. Leonardo Vinci nói rằng, nếu có người dừng tàu của mình lại trong nước và cắm một cái ống xuống nước rồi ghé tai vào cái ống ấy thì có thể nghe thấy tiếng bất kì con tàu nào tiến đến gần mình mặc dù trong thực tế những con tàu đó không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Phải chăng nhà thơ nghe thấy tiếng chim hót lan truyền trong nước và đoán ra con chim, mặc dù nhà thơ không trông thấy nó? Chim là tín sứ của thiên không. Nước có thể là biểu tượng của bản tâm. Vì vậy, một tiếng động từ thiên không được chuyển đến nhà thơ thông qua ý thức thuần khiết được che giấu trong bản thể nhà thơ. Và lúc này đây, có một con cá nhảy lên khỏi mặt nước để đớp một con muỗi. Bây giờ thì người ta có thể nghe thấy những âm thanh. Chúng ta hãy nghĩ về chiếc máy kiểm sóng âm. Và người ta tự hỏi liệu tiếng hót của một con chim rơi xuống mặt nước có biến thành một thứ hữu hình không. Chủ đề về hình thái hữu hình này là sự tấn công của một vật thể sống lớn hơn đối với một vật thể sống nhỏ hơn. Người ta tự hỏi liệu tiếng nói từ trên thiên đình có hàng lâm xuống bản tâm chúng ta không và những khối nước tù đọng của tiềm thức nơi mà những chú muỗi sinh tồn bị khuấy động bởi con cá có trở thành biểu tượng của sự thông thái nằm sâu trong bản tâm của chúng ta không. Con cá đớp con muỗi – một loài côn trùng tìm hút máu người. Con muỗi đại diện cho xung động bản năng bị che giấu trong bản tâm. Nhưng chúng ta có thể đọc bài thơ này theo một cách khác. Một con chim săn bắt cá bị rơi xuống nước. Tiếng động do con chim bị rơi được lan truyền trong nước. Nhưng không màng đến sự hiểm nguy đang đến gần, con cá đuổi theo con mồi của mình. Và không có gì lạ là con cá phải đối mặt với một mối nguy hiểm chết người. Đây là điều xảy ra đối với tất cả mọi người. Chúng ta chạy theo những đối tượng của dục vọng mà lãng quên những tình huống bất ngờ vượt ra ngoài tầm hiểu biết của bản thân. Bất chấp tiếng bước chân của Tử thần, chúng ta miệt mài săn tìm những thú vui của mình kể cả chuyện cướp của, giết người và những điều tồi tệ khác. Nhưng con muỗi cái hút máu người vì nhu cầu sinh lí, đến lượt mình lại bị một con cá nhỏ đớp mất. Con chim đến lượt mình lấy con cá làm đối tượng săn mồi của nó. Và đó chính là Đạo của cõi thương sinh này. Ở một tầng nghĩa khác, thế giới được tạo nên bởi những điều trùng hợp hoặc những mối quan hệ khó có thể xảy ra và nhìn từ bên ngoài thì không thể tạo ra được giữa những sự vật hay sự việc. Chỉ khi con chim đang rơi xuống nước, một con cá nhảy lên đớp một con muỗi. Con chim may mắn vì sự trùng hợp ngẫu nhiên này. Con chim có thể dễ dàng bắt được con cá. Nếu con cá không nhảy lên để đớp con muỗi, con chim có thể không bắt được con cá. Mọi sự việc trong cuộc sống là ngẫu nhiên và chỉ có hai, ba sự việc là trùng hợp. Vì vậy, cuộc sống thường gây trở ngại cho chúng ta. Chúng ta không thể cảm nhận được điều gì về nó cả. Tất nhiên là phong thủy luân hồi, một con cá đôi khi nhảy lên khỏi mặt nước để đớp một con chim. Mọi điều đều có một kết cục mở trong thế giới này, Chúng ta không thể tiên đoán được bất kì điều gì ở đây cả. Độc giả của nhà thơ Mai Văn Phấn thường phải đối mặt với những câu đố bí hiểm về cõi đời này.




 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị